Trước đây, tôi cũng từng là người đi bán hàng rong ngoài chợ, nhân viên phục vụ bàn, công nhân... nên tôi hiểu nhân viên của mình rất cần tiền để sống.
Doanh nghiệp muốn trả lương cao nhưng nhân viên lại không muốn nhận. Ảnh minh họa |
Cách đây 15 năm, tôi đi làm nhân viên phục vụ cho một quán cà phê. Chủ quán là người Hồng Kông. Mới đầu anh ta trả lương rất cao cho nhân viên. Nhưng sau đó, anh ta phải giảm lương xuống dần dần.
Tôi hỏi tại sao? Anh ta cho tôi một đáp án ngắn gọn: Bây giờ, quỹ lương của anh là 12 triệu đồng chi cho 2 ca cả tháng. Tức là, anh cần 2 phục vụ ca sáng, 2 phục vụ ca tối và 1 phục vụ bù (làm bù cho các bạn nghỉ phép tuần) lương mỗi người 1,2 triệu đồng/tháng. Một pha chế sáng, một pha chế tối (mỗi người lương 1,5 triệu đồng/tháng) và một pha chế chính nguyên ngày (lương 3 triệu đồng/tháng). Như vậy là tròn quỹ lương.
Nhưng sau 6 tháng mở cửa ở Việt Nam. Anh ta buộc phải giảm lương các nhân viên xuống, mặc dù không hề lỗ (tổng quỹ lương tăng lên 18 triệu đồng). Anh ta giải thích: Vì nhân công ở Việt Nam không ổn định, họ thường xuyên bỏ việc mà không có phép nên tôi phải tuyển người "trừ hao".
Thay vì tuyển 5 người phục vụ quán, thì nay anh phải tuyển 8 người (lương 800.000 đồng/người/tháng). Như vậy, anh ta đã phải mất thêm 400.000 đồng so với số tiền dự tính ban đầu dành cho phục vụ là 6 triệu đồng (5 người với mức lương 1,2 triệu đồng/người/tháng).
Tại Hồng Kông nếu bạn bỏ việc mà không có sự đồng ý của chủ thì bạn rất khó đi xin được việc nơi khác. Do người Hồng Kông có thói quen thích gọi để hỏi ý kiến người chủ trước về cách bạn làm việc rồi mới quyết định nhận hay không.
>> Xem thêm: Cắt giảm 50% lao động để vượt qua khủng hoảng |
Bài toán trên cũng được áp dụng với công ty Nhật mà tôi làm tiếp đó. Và sếp Nhật cũng thắc mắc tại sao nhân viên Việt Nam chỉ làm được 3 năm lại muốn chuyển chỗ làm khác. Trong khi chính sếp đó đã làm 45 năm cho công ty hiện tại.
Giờ đây, tôi làm chủ một doanh nghiệp, tôi cũng phải áp dụng bài toán tương tự như vậy. Đây là bài toán mà những người quản lý doanh nghiệp như chúng tôi thường áp dụng để tính toán lương cho nhân viên.
Để các bạn hiểu rằng chúng tôi thực sự rất muốn trả lương cao cho nhân viên vì trả lương cao cho nhân viên tức là lợi cho công ty. Bạn sẽ hỏi tại sao? Tôi sẽ trả lời cho bạn.
Bây giờ, chúng tôi cần 3 người cho 2 dây chuyền (2 người làm, 1 người bù) có kinh nghiệm trên 1 năm đứng chuyền vững, lương 5 triệu đồng/người/tháng (tổng 15 triệu đồng/3 người). Nếu là nhân công mới vào lương thử việc thì chúng tôi chỉ trả 3 triệu đồng/tháng (rẻ quá đúng không?). Nhưng nhân công mới phải có 2 người đến 3 người mới coi nổi 1 chuyền (vì chưa quen việc). Vậy là, chúng tôi phải tuyển lên 6 người/2 chuyền (tổng 18 triệu đồng/6 người).
Như vậy, chúng tôi đã lỗ thêm 3 triệu đồng tiền phí nhân công. Trong khi còn hồi hộp không biết người mới có làm sai không và chưa kể người mới làm sai phải bỏ sản phẩm... thì chi phí đội lên gấp mấy lần.
Vậy tự hỏi nếu bạn là chủ một doanh nghiệp, bạn muốn trả lương 5 triệu đồng cho nhân công hay muốn trả lương 3 triệu đồng. Tôi cho rằng 100% doanh nghiệp nào cũng muốn trả 5 triệu cho nhân viên. Vậy không phải là chúng tôi không muốn trả lương cao, mà chính nhân công không muốn nhận lương cao.
Vì nhiều công nhân cứ làm được khoảng 1 đến 2 năm lại nghỉ. Đôi khi những lý do xin nghỉ việc cũng rất "trên trời" như: chán chỗ làm cũ muốn tìm việc làm khác vui hơn, muốn thử không khí làm việc ở môi trường mới...
Tóm lại, do nhân công ở Việt Nam không ổn định nên hầu hết các công ty doanh nghiệp (cả trong nước lẫn ngoài nước) đều phải hạ mức lương thấp để trừ hao phí đào tạo, phí lương cho số nhân công dự trù, phí nhân công bù (người cũ và người mới luôn phải có 2 tháng làm việc cùng nhau để chỉ đạo và giao công việc). Tức là, tháng đó bạn phải trả lương cho 2 người để làm cùng một công việc...
Chỉ cần bạn làm việc tốt và gắn bó lâu dài tại một doanh nghiệp. Tôi cam đoan rằng bất kỳ doanh nghiệp nào (cả nước ngoài lẫn doanh nghiệp tư nhân) cũng đều luôn có những chế độ đãi ngộ đặc biệt, tăng lương cho những nhân công trung thành đó. Nếu bạn luôn nhảy việc, bạn chỉ nhận được mức lương thử việc và học việc mà thôi.
>> Xem thêm: Trả lương 100 triệu cho kế toán trưởng
Doanh Nhân Việt
Chia sẻ bài viết của bạn về doanh nghiệp, lương bổng tại đây.