Vấn đề học và kỹ năng, hoàn cảnh
1. Các ngành học thuộc khoa học, kỹ thuật đòi hỏi phải có kiến thức thực tế, kỹ năng phải giỏi thật, thì không nên sử dụng tại chức hay chuyên tu.
2. Các vị trí xã hội quan trọng từ cấp cao tới cơ sở phải có ít nhất một bằng chính quy của ngành học chính. Bằng này phải là bằng đầu tiên sau khi chuyển từ phổ thông lên đại học. Các bằng phụ nhằm bổ trợ cho công cụ chuyên môn, nghiệp vụ có thể là tại chức.
3. Khi một người có bằng chính quy, mới chỉ xem họ có bằng (học hàm hoặc học vị) thôi. Họ còn phải được thử thách và đánh giá sau một thời gian làm việc và cống hiến và phải có kết quả xác thực.
Xã hội tự nhiên vốn rất công bằng. Có nhiều con người có khả năng bẩm sinh có thể học hành rất giỏi, được thể hiện ngay khi học phổ thông. Có những người có điều kiện học tốt, nhưng có không ít người không có điều kiện học ngay từ đầu. Có nhiều người không có khả năng như những người kia nhưng họ có chí tiến thủ vươn lên. Có người thành công hoặc không thành công trong việc học hành.
Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực.
1. Các ngành nội vụ cần có quy hoạch nguồn nhân lực, phối hợp với ngành đào tạo để cân đối và sắp xếp tỷ lệ thích hợp giữa đào tạo chính quy và không chính quy.
2. Sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhất. Dần giải quyết những vấn đề hiện nay như:
- Có nhiều vị tiến sĩ già rồi vẫn chưa có một công trình khoa học nào.
- Có vị chẳng có bằng cấp gì mà lại đứng đầu một cơ quan chuyên môn.
- Có vị tiến sĩ chỉ đi làm thuê cho thị trường ngoài trong khi nhiều cơ quan khoa học đang thiếu trầm trọng cán bộ chuyên môn cao.
- Có những người có tâm thì thì không được trọng dụng, còn người kém tài, thiếu đức lại được tiến cử.
Ở một khía cạnh nào đó, mọi người bàn mãi về tại chức, chuyên tu nhưng xã hội cần tất cả mọi trình độ học vấn của nguồn nhân lực, cái chính là sử dụng đúng ra sao thôi cần nhất là cái TÂM - TẦM - TÀI.
Hongnguyen