Thứ nhất, Trung Quốc không thể có "thiên thời" khi đặt giàn khoan ở đó. Nếu cứ chây ỳ kéo dài, họ sẽ gặp phải nhiều phong ba khi mùa bão tố đang đến. Khu vực đó sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi các cơn bão mạnh từ biển Đông tràn qua.
Với cấu trúc giàn khoan nổi di động, điều chỉnh, định vị bằng sóng siêu âm và các thiết bị điện tử thông qua bốn hệ thống chân vịt ở bốn góc giàn khoan do họ chế tạo, chưa được thử thách nhiều giữa sóng to gió lớn khi khoan thăm dò, khai thác, nên nếu tồn tại trong một thời gian dài thì càng bất lợi. Sự cố hỏng hóc chỉ là một sớm một chiều, khi ấy buộc Trung Quốc phải di dời về để sửa chữa.

Tàu hải cảnh Trung Quốc di chuyển gần khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh:Asahi Shimbun.
Thứ hai, Trung Quốc cũng không có được "địa lợi", bởi dù là khoan thăm dò không thể một vài mũi là đã có cơ sở để đánh giá đúng trữ lượng như họ đã ước tính.
Dù việc cắm giàn khoan vào hải phận đặc quyền của Việt Nam với mục đích chính trị hay kinh tế thì việc duy trì giàn khoan hoạt động cũng phải chi tới 300.000 USD mỗi ngày (chưa kể đến chi phí cho lực lượng hộ tống ) buộc họ phải tính đến nguồn tài chính nếu cứ kéo dài mà hiệu quả kinh tế mang lại không tương xứng.
Thứ ba, Trung Quốc không có "nhân hòa". Qua các phương tiện thông tin truyền thông, ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc không đồng tình đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền của họ đưa giàn khoan vào xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
>> Xem thêm: Hàng trăm nghệ sĩ hát Quốc ca trước căng thẳng ở biển Đông
Chia sẻ bài viết của bạn về tình hình biển Đông tại đây.