Những người hay đi lại vào buổi tối chắc đã rất mệt mỏi về vấn đề bật đèn pha. Đèn pha chiếu xa giúp tầm nhìn tốt hơn nhưng nó sẽ là con dao hai lưỡi: người đi đối diện chính bản thân người bật đèn pha có thể gặp nguy hiểm.
Ví dụ: khi đi đối diện xe bật đèn pha mà xe đó bật xi nhan thì đảm bảo người đối diện sẽ hoàn toàn không biết gì.
(Xem thêm: Ôtô suýt tông xe máy vì lọt vào 'ma trận' đèn pha)
Như vậy người đối diện sẽ đi đường của họ còn kẻ bật đèn pha nghĩ mình xi nhan rồi thì mình rẽ... điều gì sẽ sảy ra chắc ai cũng biết.
Còn vô vàn tình huống khác khiến người đi đối diện cảm thấy rất khó chịu. Phần nguy hiểm chủ yếu là dồn về người đi đối diện.
Hành vi này tôi thấy đa số là do ý thức người tham gia giao thông. Riêng phụ nữ thì đa số họ chẳng hiểu gì về ý nghĩa của các đèn trên xe.
Với đèn cos/pha thì họ chỉ biết là bật đèn sáng xa hơn cho dễ đi. Còn đèn xi nhan thì tôi thấy rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng sai. Khi họ gặp ngã ba cần rẽ trái thì họ xi nhan bên phải.
(Xem thêm: Tài xế đi ngược chiều, bật đèn pha chói mắt)
Tôi đã hỏi mấy người sao lại bật xi nhan phải thì họ bảo để sang phía bên phải đường (nghĩa là họ rẽ hướng trái nhưng họ phải sang bên phải đường của họ)...
Như vậy, với những người này thì thiết kế thừa đèn xi nhan bên trái. Về khía cạnh pháp luật thì tôi không bình luận.
Nhưng thực tế là khi đi học bằng lái thì quá dễ để có tấm bằng dù học viên chưa hiểu được điều cơ bản như mấy việc tôi đã trình bày.
>> Chia sẻ ý kiến của bạn về 'thói hư tật xấu' khi tham gia giao thông của người Việt tại đây.