Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội nghị |
"Bác sĩ tại gia năm 2012" được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty GSK - nhãn hàng Panadol Cảm Cúm triển khai từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2013 tại 13 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước (gồm Bắc Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Gia Lai, Bình Dương, Đồng Nai, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang).
Dự kiến trong năm đầu triển khai, chương trình sẽ tiếp cận và cung cấp kiến thức cho 312.000 chị em phụ nữ và nâng cao kỹ năng cho 1.170 cán bộ thuộc hội trên khắp cả nước. Tổng kinh phí của chương trình "Bác sĩ tại gia" năm 2012 lên tới gần 4 tỷ đồng do Công ty GSK - nhãn hàng Panadol cảm cúm tài trợ, trong đó kinh phí tài trợ trực tiếp cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là 1.568.970.000 đồng.
Chương trình "Bác sĩ tại gia" năm 2012 được triển khai theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể, các đơn vị tổ chức sẽ có các buổi huấn luyện cho các tuyên truyền viên nòng cốt cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường. Nội dung của các buổi huấn luyện do các bác sĩ đầu ngành đảm trách nhằm phổ biến các kiến thức hữu ích về bệnh cảm cúm, giảm đau, hạ sốt và các bệnh thường gặp khác.
Ông Lê Quang Hảo, Tổng Giám đốc ngành hàng chăm sóc sức khỏe tiêu dùng GSK Việt Nam - Lào - Campuchia trao tài trợ tượng trưng cho Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam |
Ngoài ra, chương trình cũng sẽ triển khai thi đua và trao giải thưởng "Tuyên truyền viên chương trình bác sĩ tại gia xuất sắc cấp quận, huyện" và giải thưởng "Bác sĩ cảm cúm xuất sắc" (giải thưởng mang tính cộng đồng, không có giá trị đào tạo hay danh nghĩa chuyên môn).
Ước tính trong năm đầu tiên thực hiện, chương trình "Bác sĩ tại gia" sẽ có 13 buổi huấn luyện cấp tỉnh và thành phố cho 1.170 cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh, 1.560 buổi tuyên truyền cấp xã, 3.900 buổi tuyên truyền tại các chi, tổ Hội do các tuyên truyền viên là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã trực tiếp thực hiện.
(Nguồn: GlaxoSmithKline)
HN003697