Ba phụ nữ cùng với một người đàn ông bị Công an ở Phú Quốc, Kiên Giang đưa ra vỉa hè bêu tên hành vi mua, bán dâm và chứa mại dâm. Tôi có ý kiến như sau:
Pháp luật đặt ra là để cải cách xã hội, làm cho cuộc sống của mọi người tốt hơn không phải để hành hạ, trừng phạt kẻ khác vì vậy theo tôi 3 người bị bêu tên đã bị sỉ nhục giữa đám đông.
(Xem thêm: Những tên tội phạm đẹp trai, xinh gái nhất thế giới)
Mọi hành động trừng phạt của pháp luật nhằm mục đích răn đe và tạo cơ hội cho người bị trừng phạt một cơ hội làm lại cuộc đời theo nguyên lý "phạt để giáo dục", trừ những trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến lợi ích, sự an toàn của nhiều người, của xã hội, của quốc gia được áp dụng mức án cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là chung thân và tử hình.
Nếu như hành động sỉ nhục bêu xấu người khác như vậy là thỏa đáng thì sau khi những nạn nhân của việc sỉ nhục và bêu xấu đó không những không tốt hơn mà sẽ đi vào con đường gần như là tồi tệ hơn, thậm chí tiêu cực dẫn đến những tội phạm nguy hiểm cao hơn. Các bạn nghĩ sao?
(Xem thêm: Cần đảm bảo quyền có luật sư của người bị bắt)
Khi pháp luật chưa áp dụng các hình thức tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì hãy tạo cơ hội cho những người này sửa sai, làm lại cuộc đời.
Đây chỉ là tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy), những kẻ tổ chức mua bán mới là tội phạm.
Người chấp pháp giống như việc nắm trong tay nắm cát vậy, nếu nắm quá chặt cát sẽ tuồn ra ngoài hết, cổ súy phong trào ích kỷ xoi mói đời tư của người khác. Nếu nắm quá lỏng cát cũng sẽ rơi ra ngoài hết, pháp luật lỏng lẻo không nghiêm sẽ không có tính răn đe tội phạm.
Vậy nên cát cần phải nắm vừa đủ, pháp luật vừa đủ để răn đe, vừa đủ lỏng để dân tình làm ăn lương thiện, không ích kỷ xói mói đời tư kẻ khác
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
>> Xem thêm: Vì sao luật sư lại biện hộ cho tội phạm