Đêm 28/6, tàu kiểm ngư 951 về Đà Nẵng để sửa chữa những hư hại do phía tàu Trung Quốc đơn phương đâm sáng 23/6. Con tàu chằng chịt vết thương vẫn trụ lại ở lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ, tuy nhiên do nhiều thiết bị hư hỏng, thân tàu vỡ nát nên nhận lệnh về bờ.
Đêm 28/6, tàu kiểm ngư 951 về Đà Nẵng để sửa chữa những hư hại do phía tàu Trung Quốc đơn phương đâm sáng 23/6. Con tàu chằng chịt vết thương vẫn trụ lại ở lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ, tuy nhiên do nhiều thiết bị hư hỏng, thân tàu vỡ nát nên nhận lệnh về bờ.
Phía chính giữa mạn trái tàu còn nguyên những vết đâm va, gãy nát vỏ. Theo lời kiểm ngư viên Nguyễn Viết Chinh, đây là vết tích do tàu Tân Hải 285 to gấp 3-4 lần tàu 951, đâm vuông góc.
Phía chính giữa mạn trái tàu còn nguyên những vết đâm va, gãy nát vỏ. Theo lời kiểm ngư viên Nguyễn Viết Chinh, đây là vết tích do tàu Tân Hải 285 to gấp 3-4 lần tàu 951, đâm vuông góc.
Lúc này, tàu kiểm ngư 951 đang bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc ghì chặt mạn phải và tàu Hải tuần 11 đuổi sát phía sau tấn công bằng vòi rồng nên không thể tránh cú đâm mạnh của tàu Tân Hải.
Lúc này, tàu kiểm ngư 951 đang bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc ghì chặt mạn phải và tàu Hải tuần 11 đuổi sát phía sau tấn công bằng vòi rồng nên không thể tránh cú đâm mạnh của tàu Tân Hải.
Ngay phía trên vạch mớn nước của tàu 951 bị đâm rách, nước tràn vào khoang. Các kiểm ngư viên phải dùng mọi vật dụng như quần áo, xốp chèn vào những lỗ thủng và tát nước cứu tàu khỏi chìm. "Con tàu bị kẹp chặt thế gọng kìm, và bị nghiêng hẳn một bên khi tàu Tân Hải 285 đâm vào mạn trái. Cú đâm quá mạnh đã làm hai kiểm ngư viên bị thương", anh Chinh kể.
Ngay phía trên vạch mớn nước của tàu 951 bị đâm rách, nước tràn vào khoang. Các kiểm ngư viên phải dùng mọi vật dụng như quần áo, xốp chèn vào những lỗ thủng và tát nước cứu tàu khỏi chìm. "Con tàu bị kẹp chặt thế gọng kìm, và bị nghiêng hẳn một bên khi tàu Tân Hải 285 đâm vào mạn trái. Cú đâm quá mạnh đã làm hai kiểm ngư viên bị thương", anh Chinh kể.
Ám ảnh với các thuyền viên nhất chính là con tàu bị đâm ngang vào khu vực đang chứa 8 bình khí CO2, dung tích 70 lít mỗi bình. Đây cũng là vết rách lớn nhất bên mạn trái với chiều rộng 25 cm, dài gần một mét. "Chỉ cần tàu Trung Quốc đâm sâu một chút nữa là con tàu có nguy cơ bị nổ tung", thuyền viên Đỗ Thành Lâm cho biết thêm.
Ám ảnh với các thuyền viên nhất chính là con tàu bị đâm ngang vào khu vực đang chứa 8 bình khí CO2, dung tích 70 lít mỗi bình. Đây cũng là vết rách lớn nhất bên mạn trái với chiều rộng 25 cm, dài gần một mét. "Chỉ cần tàu Trung Quốc đâm sâu một chút nữa là con tàu có nguy cơ bị nổ tung", thuyền viên Đỗ Thành Lâm cho biết thêm.
Bên trong buồng khí CO2 và phòng quân y tan hoang, vỡ nát. Tàu bị hỏng, nhiều thuyền viên phải sơ tán nhưng vẫn kiên cường bám biển thêm gần một tuần mới về bờ.
Bên trong buồng khí CO2 và phòng quân y tan hoang, vỡ nát. Tàu bị hỏng, nhiều thuyền viên phải sơ tán nhưng vẫn kiên cường bám biển thêm gần một tuần mới về bờ.
Các công nhân sửa chữa tàu của Nhà máy đóng tàu X50 gò từng phần thân hư hỏng bên mạn trái, đưa lên bờ để "nắn" lại toàn bộ con tàu.
Các công nhân sửa chữa tàu của Nhà máy đóng tàu X50 gò từng phần thân hư hỏng bên mạn trái, đưa lên bờ để "nắn" lại toàn bộ con tàu.
Nhiều đoạn lan can ống dẫn khí, mái che bị hư hỏng...
Vết đâm bên mạn phải khiến một dải thành tàu bị đứt lìa, móp méo, cầu thang phía ngoài dẫn lên cabin bị cong vẹo.
Vết đâm bên mạn phải khiến một dải thành tàu bị đứt lìa, móp méo, cầu thang phía ngoài dẫn lên cabin bị cong vẹo.
Các công nhân đóng tàu đang khẩn trương cắt những bộ phận hư hỏng, dùng cẩu đưa lên bờ để tiếp tục sửa chữa. Thời gian hoàn thành sửa chữa dự kiến kéo dài một tuần.
Các công nhân đóng tàu đang khẩn trương cắt những bộ phận hư hỏng, dùng cẩu đưa lên bờ để tiếp tục sửa chữa. Thời gian hoàn thành sửa chữa dự kiến kéo dài một tuần.
Thời gian qua, nhiều tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm khi làm nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các tàu này được cấp tập sửa chữa ngay khi về bờ để trở lại Hoàng Sa.
Thời gian qua, nhiều tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm khi làm nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các tàu này được cấp tập sửa chữa ngay khi về bờ để trở lại Hoàng Sa.
Nguyễn Đông