Ở các nước gần xích đạo, con người thường sống ở nhiệt độ 40-50 độ C vào mùa hè. |
Khả năng chịu nóng của con người thực tế lớn hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Những người sống ở vùng ôn đới, khi môi trường nóng tới 38 độ đã cảm thấy ngột ngạt lắm rồi, thế mà mùa hạ ở châu Úc, châu Phi, nhiệt độ thường lên tới 50-55 độ C. Nhưng dân chúng ở đó vẫn chịu được.
Để thử nghiệm sức chịu nóng của con người, có hai nhà vật lý người Anh đã làm tự “giam” mình trong lò nướng bánh mì mấy giờ liền… Kết quả là các ông vẫn sống… như thường! Trên thực tế, nếu ở môi trường khô ráo, con người có thể chịu được nhiệt độ cao tới 160 độ C. Tại sao con người có thể chịu nóng giỏi như vậy?
Nguyên do là cơ thể con người có một “bộ máy điều hoà nhiệt độ” kỳ diệu là… tuyến mồ hôi. Thời tiết nóng quá sẽ làm chúng ta toát mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, nó sẽ hút một số nhiệt lượng trong lớp không khí ở gần da, làm nhiệt độ của lớp không khí này hạ xuống xấp xỉ nhiệt độ cơ thể. Nhờ vậy, nếu ở môi trường khô ráo (để mồ hôi bốc hơi được), chúng ta có thể chịu được nhiệt độ khá cao.