Cháu cũng rất thích xem các phim truyền hình dài tập về chuyện tình yêu… Đưa con đi học, tôi thấy mỗi khi gặp bạn trai nào cùng lớp, cháu thường rất hí hửng gọi to tên, chẳng hạn “Nam Hưng ơi” nhưng không thấy gọi bạn gái bao giờ.
Ở nhà, cháu rất thích đóng vai vợ chồng, người yêu với bạn khác. Thậm chí có cậu em họ kém tuổi tới chơi, cháu cũng bảo em đóng vai chồng, gọi em là anh, mình xưng em, rồi đóng cảnh “vợ đi làm, chào chồng”, chồng đi đón vợ, vợ dặn chồng mua sữa cho con… Tôi không biết những biểu hiện của con có gì đáng lo không và tôi có cần điều chỉnh không, điều chỉnh như thế nào? Cảm ơn chuyên gia. (Hải Bình)
Trả lời:
Chào bạn,
Trẻ em thường hay bắt chước ngôn ngữ, hành vi của những người lớn hoặc từ phim ảnh, nhất là trong hoạt động giao tiếp. Ở đây, có những yếu tố cho thấy bé là người đa cảm và thiếu tự tin.
Ngoài ra, việc thích xem các truyện phim truyền hình dài tập cũng là một lý do khiến bé bị “nhiễm”, điều này có khả năng là do việc cùng xem với bố mẹ các bộ phim này trong một thời gian dài trở thành thói quen. Những biểu hiện tình cảm mang tính "người lớn" ở đây chỉ là dấu hiệu cho thấy bé cần được quan tâm nhiều hơn về các hoạt động xây dựng tính tự tin và tăng cường hơn về khả năng giao tiếp.
Trong độ tuổi này, trẻ cũng đã có ý thức về phái tính và có xu hướng thích để ý đến các bạn khác phái do sự tò mò. Đây là nhu cầu bình thường nhưng ở cháu lại bộc lộ khá rõ, điều này cũng cho thấy cháu có nhu cầu giao tiếp cao. Anh chị nên tạo điều kiện và khuyến khích cháu tham gia các hoạt động ngoại khóa để cháu có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn bè hơn và hạn chế từ từ việc cho cháu xem các câu chuyện tình cảm trên TV.
Chúc gia đình thành công.
Nhà tâm lý Lê Khanh
Giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng sống Rồng Việt Vũng Tàu