Nhiều người, nhắc đến họp phụ huynh là ngán. Nào bài vở, điểm số, nội quy, đồng phục và hàng chục loại phí... Nhưng chị Nguyễn Thị Hương (TP HCM) lại có cảm nhận khác biệt. Chị chia sẻ lý do mong chờ buổi họp với cô giáo cho nhóc tỳ của mình.
Tôi luôn mong chờ buổi họp với cô giáo, bởi đơn giản tôi học thêm được rất nhiều điều trong việc nuôi dạy con và cũng hiểu hơn về cô nhóc mà trước giờ vẫn tự tin rằng mình đã tường tận từng chân tơ kẽ tóc. Ở đây, con có được môi trường học tập để thể hiện cá tính và khả năng riêng của mình. Tôi đã rất bất ngờ khi tự mình thấy và nghe cô trao đổi về những điều mới mẻ mà con đã đạt được. Khác rất nhiều với cô nhóc hay đành hanh khi ở nhà.
Lứa tuổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, ba mẹ sẽ đợi con quen được cô, thích nghi, hết khóc khi mới bắt đầu đi học. Nhưng khi con đã quen rồi, nhiều lúc vì quá bận rộn, ba mẹ chỉ kịp giao thuốc và dặn dò ăn uống, chiều đón về chỉ kịp hỏi hôm nay con có ngoan không mà thôi.
Tôi tìm hiểu và biết được ở Nhật Bản phụ huynh có "nề nếp" đến trường, họp và trao đổi cùng giáo viên. Trước khi "con nhập ngũ", ba mẹ Nhật đến trường để học về cơ sở vật chất, cách hướng dẫn con làm vệ sinh cá nhân, sử dụng các đồ dùng trong nhà trường...
Suốt quá trình học của con là quá trình liên lạc liên tục thông qua sổ liên lạc: con đã ăn gì, phản ứng sau ăn của con ra sao, con đã làm được điều gì đặc biệt cả ở nhà lẫn ở lớp... Ngoài cuộc họp cả lớp còn có rất nhiều buổi họp cá nhân 1-1 giữa ba mẹ với giáo viên. Nội dung xoay quanh việc giúp phụ huynh có thêm kiến thức, kinh nghiệm dạy con và đồng hành cùng con trong học tập cuộc sống. Mỗi lần họp là một lần trách nhiệm với con, với bản thân, cho nên phụ huynh không ai muốn bỏ lỡ cả.
Tôi không ở Nhật Bản nhưng may mắn được họp phụ huynh đều đặn. Hàng tuần cô giáo sẽ trao đổi nội dung bài học, mục tiêu là gì, phương pháp thế nào, "con nít hóa" ngôn ngữ của mình ra sao để con có thể hiểu. Người lớn mình thường hay chép miệng, "Đơn giản thế mà tại sao con không hiểu nhỉ?", tôi nghiệm ra rằng, bởi chúng ta đã quen cách nói chuyện của người lớn, mà không thể quay lại tuổi thơ để tìm ra cách nói phù hợp với con.
Cũng lắm lúc, tôi bất ngờ khi con tôi ở nhà trước kia "chị đại", "số 1" là thế, nhưng bây giờ đã hoà đồng, nhường nhịn và biết chờ đợi. Họp rồi, tôi thấy mình khác hơn với những phụ huynh có con đồng tuổi khác. Tôi hiểu tâm lý con hơn, biết hạ mình thấp bằng tầm mắt khi nói chuyện với con, biết dạy con bằng những vật dụng trong cuộc sống và trao đổi để con luôn thoải mái, vui vẻ.
Họp phụ huynh còn là cơ hội để tôi có thêm tình bạn tâm giao với những phụ huynh khác. Chúng tôi hay có những buổi để các con cùng đi ngoại khoá, trải nghiệm thiên nhiên. Giờ đây, họp phụ huynh với tôi không có ấn tượng xấu, đó là niềm hạnh phúc khi được làm mẹ.
May mắn ấy có được khi tôi tìm ra Kogumakai, chương trình học ngoại khoá của Nhật chỉ dành riêng cho trẻ mầm non. Con đến lớp vừa học tập trong môi trường tập thể, vừa rèn năng lực cá nhân với rất nhiều học cụ phong phú. Các cô cũng dành rất nhiều thời gian để trao đổi cùng con, giúp con nói nhiều hơn, đúng và hay hơn.
Tư duy thì chắc rồi nhưng tôi tự hào vì con mình yêu thích việc học, độc lập và bản lĩnh hơn rất nhiều. Thứ Bảy nào con cũng tự dậy sớm và hối mẹ cho kịp giờ dù mới chỉ 4 tuổi thôi. Tôi cũng thấy mình trưởng thành hơn sau một năm cho con theo học, thấy rằng giáo dục con là nhiệm vụ thiêng liêng, hạnh phúc của gia đình, xã hội và nhà trường. Các ba mẹ có thể tìm thấy Kogumakai trên Google, và có thể cũng như tôi, sẽ "ghiền" đi họp ngay khi trải nghiệm với chương trình ngoại khoá này.
Hoài Nhơn