Nhân viên ở Mỹ được cung cấp laptop để làm việc. Ảnh: Aylesburynew. |
Còn Masanori Goto, nhân viên PR của hãng điện thoại DoCoMo, thường ngồi trong căn nhà tại Mỹ để liên lạc với đồng nghiệp Nhật Bản cách đó 14 múi giờ. Nhưng trở lại quê hương sau 7 năm xa cách, anh phải ở lại văn phòng tới tận đêm vì ông chủ ở đây không cung cấp laptop cho nhân viên làm việc. "Điều đó làm tôi bị sốc", anh bày tỏ.
Các bài liên quan |
*Bảo vệ máy tính khi sử dụng Wi-Fi công cộng |
*Thanh niên Việt Nam thích lướt web |
*Laptop giá rẻ 'bỏ quên' phó nháy |
Hiện nay, các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc có công nghệ băng thông vào hạng hàng đầu thế giới. Mạng không dây đều theo chuẩn hiện đại, cho phép người sử dụng lướt web trên điện thoại và thiết bị cầm tay một cách nhanh chóng, dù họ ở quán cà phê, trên tàu điện ngầm hay đường cao tốc. Tuy nhiên, xét đến việc áp dụng công nghệ này, Mỹ tỏ ra nhanh nhẹn hơn.
Nếu làm một phép so sánh trong một không gian nhỏ như khoang tàu điện chở nhân viên từ ngoại thành vào trung tâm làm việc, có thể thấy người Mỹ bận rộn với thiết bị gửi e-mail BlackBerry hay Treo, trong khi người Nhật/Hàn Quốc chơi game, xem video hoặc gửi hình Hello Kitty cho bạn bè.
Mô hình làm việc ở các nước châu Á thường nặng về tính "cộng đồng", theo đó, nhân viên e ngại về nhà trước sếp và họ thường phải loanh quanh đâu đó để đồng nghiệp khác nghĩ rằng họ đang "sát cánh" giải quyết công việc. "Đánh giá công việc ở đây vẫn nghiêng về vấn đề thời gian chứ không phải nhiệm vụ hoàn thành", Cho Bum Coo, chuyên gia tại hãng tư vấn doanh nghiệp Accenture (Hàn Quốc), nhận xét.
Người Mỹ bận rộn với thiết bị gửi e-mail BlackBerry. Ảnh: Msnbcmedia. |
Ngay cả các hãng công nghệ lớn cũng "xích" chặt nhân viên vào văn phòng. Ví dụ: Canon và Samsung nhấn mạnh mối liên lạc trực tiếp giữa các cá nhân hiệu quả hơn nhiều so với e-mail. Họ sợ để nhân viên làm việc ở nhà vì các thông tin nhạy cảm dễ bị rò rỉ. Canon phát hành một cuốn nội qui dày 33 trang, trong đó có câu chuyện về một nhân viên đánh mất máy tính có dữ liệu quan trọng của công ty. Do đó, nếu muốn hoàn thành khối lượng việc cần làm, nhiều người phải coi "văn phòng là nhà". "Trong từ điển của tôi không có từ cân bằng công việc và cuộc sống", một giám đốc của Samsung than thở.
Tuy nhiên, một thế hệ giám đốc trẻ đã thay đổi cách nghĩ. Kim Yoon Hee, 35 tuổi, đã bỏ việc ở một công ty lớn cách đây 7 năm. "Giờ tôi chỉ đến văn phòng vào thứ 3 và thứ 5 để báo cáo", Kim cho biết. "Các cuộc gọi đều chuyển thẳng vào laptop để tôi có thể làm việc ở nhà và trông con nhỏ vào buổi tối".
Chi nhánh IBM tại Hàn Quốc cũng trang bị máy tính xách tay cho 2.600 nhân viên của mình để họ chủ động làm việc ở mọi nơi. "Điều này giúp giảm diện tích văn phòng và tiết kiệm được 2,3 triệu USD/năm", đại diện hãng cho biết".
(Theo VnExpress)