Hiện cô đã thành lập một công ty tư vấn, chia sẻ kiến thức đã học được tại Amazon, Google cho khách hàng là CEO của các doanh nghiệp khắp thế giới.
Hồi đầu tháng 11, trên trang cá nhân của mình, Ann đã chia sẻ câu chuyện lần đầu đi xin việc và được Jeff Bezos tuyển dụng năm 2002.
Ann Hiatt lớn lên ở Redmond, Washington. Cha mẹ của bạn bè cô hầu hêt là lãnh đạo trong những tập đoàn công nghệ. Trong mắt cô, dù kiếm được nhiều tiền, họ có cuộc sống không vui vẻ, hạnh phúc nên quyết định nộp đơn vào ngành kinh doanh chứ không phải khoa học máy tính như các bạn.
Tốt nghiệp đại học, Ann Hiatt gửi CV ứng tuyển vị trí trợ lý cấp thấp ở Amazon. Lúc đó cô không có mối quen biết nào trong công ty, không có bằng khoa học máy tính và hoàn toàn không có kinh nghiệm làm việc cho một CEO nên đã sẵn sàng cho việc bị loại.
Ann Hiatt lần lượt vượt qua hàng loạt vòng phỏng vấn, bao gồm cả phỏng vấn trực tiếp với các quản lý cấp cao.
Vài tháng sau, Ann Hiatt không nhận được bất cứ hồi âm nào và bắt đầu mất hy vọng. Một ngày đầu tháng 10/2002, một nhân viên tuyển dụng của Âmzon gọi điện đề nghị cô tham gia vòng phỏng vấn tiếp theo. Người gọi điện hứa đây là cuộc phỏng vấn cuối cùng. Tuy nhiên, người này không tiết lộ người phỏng vấn lần này là Jeff Bezos.
Ann Hiatt cảm thấy thoải mái khi bước vào buổi phỏng vấn. Khi cô đang ngồi trong phòng, Jeff Bezos bước vào. Ông bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hứa sẽ chỉ hỏi hai câu và đầu tiên sẽ là một câu hỏi vui. Bezos mở một cây bút và viết lên bảng: "Ta sẽ làm toán. Tôi muốn cô tính số ô cửa kính ở thành phố Seattle".
Ann Hiatt cảm thấy choáng váng. Cô cố gắng trấn tĩnh lại và nhắc bản thân nghĩ về lý do Bezos hỏi cô câu hỏi đó. Cô đoán, ông ấy muốn xem cách tư duy của mình và có lẽ muốn cô chia nhỏ một vấn đề phức tạp thành những bước dễ xử lý hơn.
Ann bắt đầu trả lời câu hỏi của Bezos bằng cách ước lượng số cư dân của Seattle là một triệu người (con số gần với thực tế), với mục đích làm con số tròn hơn. Sau đó, cô nói rằng trung bình mỗi cư dân sẽ có một ngôi nhà, một chiếc xe hơi và một văn phòng hoặc trường học - tất cả đều có cửa kính. Vì vậy, cô đề nghị tính toán dựa trên mức trung bình đó.
Trong quá trình trao đổi với Benzos và nhìn ông điền các con số vào bảng trắng, Ann có cảm giác thời gian trôi qua dài như cả thế kỷ. Cô hồi hộp khi ông viết những dòng cuối cùng và nói: "Con số này dường như đúng".
Sau đó, Benzos hỏi Ann câu hỏi thứ hai: "Mục tiêu nghề nghiệp của cô là gì?". Ann nói, Amazon là một công ty đầy tham vọng nó đã được chứng thực. Điểm mạnh của Amazon ở các lĩnh vực mà cá nhân cô muốn bản thân mình phát triển. Cô giải thích không biết một trợ lý sẽ phải làm những gì nhưng hiểu sự quan trọng của việc luôn dám dấn thân và mạo hiểm.
Ann cho biết đến giờ, cô hiểu tại sao đó là hai câu hỏi duy nhất của Bezos. "Ông ấy tìm cách đo lường tiềm năng của tôi thông qua việc đặt ra những câu hỏi thăm dò xem tôi có đủ can đảm để chạy theo tốc độ của ông ấy hay không", Ann nói. Vào cuối cuộc phỏng vấn, cả hai đều nhất trí rằng Ann còn non kinh nghiệm và cần nỗ lực rất nhiều.
Sau cuộc phỏng vấn, Bezos chỉ cho cô một chiếc bàn cách chỗ ông ngồi ba bước chân. Đó là bàn làm việc gần Bezos nhất ở Amazon.
Sau nhiều năm Ann mới hiểu lý do vì sao Bezos lại dành cho cô một cơ hội lớn như vậy. "Ông ấy muốn những người cận kề mình làm việc không cần hối thúc. Ông ấy đã tạo ra những con người đầy tham vọng, sáng tạo và quyết tâm, bù đắp cho những sự thiếu hụt về chuyên môn", cô nói.
Ann Hiatt cho biết kể từ kinh nghiệm tuyển dụng này, cô luôn hướng đến việc trở thành người cần được kìm hãm chứ không phải bị thúc giục. Cô cũng tìm kiếm những người có khả năng truyền cảm hứng, thách thức cô làm những điều vượt xa khả năng hiện tại của bản thân. Điều đó giúp Ann tìm thấy sự hài lòng trong đời sống công việc, hơn bất cứ điều gì khác.
Thùy Linh (Theo CNBC)