Cuối năm là thời điểm nhiều gia đình lựa chọn vật liệu xây dựng, sơn ngoại thất, nội thất để tân trang nhà đón Tết. Nhiều người mong muốn dùng sơn chất lượng, tránh rạn nứt, bong tróc, bạc màu, rêu mốc. Song họ lo ngại chi phí quá cao so với ngân sách.
Ông Trương Tự Cường, Quản lý Học viện Đào tạo Dulux, AkzoNobel Việt Nam, cho biết sơn cao cấp thực chất không đắt. Thay vì chỉ nhìn giá trên đầu thùng, gia chủ nên định lượng giá trị thực, thể hiện qua độ phủ và dung tích chuẩn.
Độ phủ được hiểu là số mét vuông tường một lít sơn có thể che phủ, thường được ghi trên thùng. "Cùng một lượng, sơn cao cấp che phủ diện tích lớn hơn và tiết kiệm hơn, giảm đáng kể số lượng cần mua", ông Cường nói.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, độ phủ phản ánh trực tiếp chi phí. Ông Cường lấy ví dụ, sơn có độ phủ 16 m2 mỗi lít một lớp che phủ nhiều hơn loại có độ phủ 10 m2 mỗi lít một lớp (1,6 lần). "Do vậy, với cùng một diện tích tường cần thi công sơn, thay vì chỉ tốn 10 thùng, gia chủ sẽ phải tốn đến 16 thùng nếu lựa chọn loại có độ phủ thấp", chuyên gia nói.
Còn dưới góc độ nhà thầu, anh Tân Thanh (42 tuổi), một nhà thầu sơn phụ trách nhiều công trình ở Hà Nội cho rằng khi sử dụng sơn cao cấp, chi phí không chênh lệch nhiều khi tính trên tổng diện tích căn nhà, mang lại lợi ích ngắn hạn lẫn dài hạn. Anh lấy ví dụ, lớp sơn Dulux phủ bền đẹp theo thời gian, giá trị vòng đời cao góp phần tiết kiệm cả chi phí bảo dưỡng lẫn sơn sửa sau nhiều năm.
"Tôi từng gặp không ít trường hợp sử dụng sơn kém chất lượng. Sau một mùa mưa nồm ẩm, gia chủ thuê sơn sửa lại từ đầu, đổi sơn mới, tốn kém hai lần chi phí, thời gian dọn dẹp", anh Thanh cho biết thêm.
Để tránh phát sinh ngân sách, chuyên gia Trương Tự Cường lưu ý khách hàng khi mua sơn cần kiểm tra dung tích thực. Đây là số lít sơn thực tế bên trong mỗi thùng. Trong khi dung tích bao bì chỉ sức chứa của thùng. "Nếu chỉ so sánh giá trên đầu thùng, không nhìn thể tích thực, trong nhiều trường hợp, thùng sơn tưởng đắt nhưng không đắt hơn nhờ dung tích chuẩn.
Ông Cường lấy ví dụ, nếu dung tích bao bì 15 lít nhưng lượng thực tế trong thùng chỉ 13-14 lít, gia chủ phải mua 11-12 thùng mới đủ. "Dung tích chuẩn, chỉ cần 10 thùng. Số tiền chênh lệch khá lớn, nếu tính diện tích cả căn nhà", chuyên gia chỉ ra.
Tu sửa nhà để đón Tết 2025, Minh Luân (36 tuổi, TP HCM) cũng lựa chọn sơn dựa trên giá trị thực, sau lần vỡ ngân sách do phát sinh 8 thùng sơn 15 lít cách đây 5 năm. "Trước đây, tôi chọn sơn bằng cách nhìn vào dung tích trên vỏ thùng, không tìm hiểu độ phủ và số lít sơn thực tế nên phát sinh chục triệu đồng", Luân kể lại.
Năm nay, sau khi tham khảo nhiều loại sơn trên thị trường và kinh nghiệm từ người thân, bạn bè anh Luân lựa chọn Dulux. Lý do đưa ra là thương hiệu có tên tuổi, chi phí chia ra trên mỗi lít sơn vừa túi tiền, chất lượng đã được kiểm chứng từ nhiều người xung quanh. "Cùng xây nhà năm 2019, đồng nghiệp tôi dùng sơn Dulux, đến hiện tại chất lượng công trình vẫn tốt", anh đánh giá.
Theo chuyên gia Trương Tự Cường, để trụ vững trên thị trường, ngoài độ phủ và cam kết dung tích chuẩn công bố, sơn Dulux tối ưu khả năng chống chọi thời tiết nắng gắt và độ ẩm cao, rửa sạch bụi bẩn, thân thiện môi trường và an toàn với sức khỏe.
Lan Anh