Theo Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân: "Để thay thế răng mất có nhiều lựa chọn. Hàm giả tháo lắp, trồng răng sứ hay cấy ghép implant... đều là những phương pháp có thể phục hồi răng mất. Tuy nhiên, lựa chọn giải pháp nào để đáp ứng tốt chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và duy trì hiệu quả lâu dài là băn khoăn của hầu hết bệnh nhân".
Hệ lụy của việc mất răng là khiến sức nhai trở nên yếu dần, ảnh hưởng đến phát âm, giao tiếp. Cả ba phương pháp hàm giả tháo lắp, trồng răng sứ và cấy ghép implant đều có thể đáp ứng, khôi phục được tình trạng mất răng.
Trước đây, làm hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ (còn gọi là trồng răng sứ) là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi mất răng. Hiện nay, phương pháp cấy ghép implant cũng được không ít người áp dụng nhờ ưu điểm của nó
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân - Giám đốc trung tâm Implant Nha khoa Nhân Tâm, các giải pháp này đều có ưu và nhược điểm:
Hàm giả tháo lắp: là biện pháp phục hình truyền thống mà nhiều bệnh nhân lớn tuổi chọn sử dụng với chi phí thấp, dễ làm sạch thức ăn và khoang miệng do có thể chủ động tháo rời. Nhược điểm của biện pháp phục hình này là vướng víu trong miệng, khó phát âm. Theo thời gian xương hàm tiêu dần dẫn đến hàm giả lỏng lẻo, không còn khít sát khiến sức nhai giảm, dễ gây đau nhức khi ăn nhai, phải chỉnh sửa và thay hàm nhiều lần.
Cầu răng sứ: hiệu quả thẩm mỹ và ăn nhai tốt, chi phí tương đối phù hợp với thu nhập của đa số bệnh nhân. Tuy nhiên, giải pháp này cũng có nhược điểm. Để thực hiện được việc làm cầu răng, bác sĩ bắt buộc phải tiến hành mài hai răng thật bên cạnh, tạo cùi răng mới có thể bọc sứ và làm cầu 3 răng đối với trường hợp bệnh nhân mất một răng.
Quá trình này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, không ít trường hợp mài nhỏ răng để bọc sứ phải tiến hành chữa tủy và cầu răng sứ chỉ tồn tại khoảng 5-10 năm. Những răng bị mài cũng không thể tồn tại mãi trên cung hàm, theo thời gian sẽ bị hư hỏng, phải phục hình lại. Về lâu dài, sự tiêu xương có thể diễn ra ở vị trí mất răng, dẫn đến tụt nướu, cầu răng sứ bị hở, dễ gây viêm đau khi ăn nhai và kém thẩm mỹ.
Trồng răng implant: giải pháp này không đau và không cần mài răng thật, bệnh nhân phục hình một hay nhiều răng cũng bảo tồn được răng thật.
Sau khi cấy trụ implant vào trong xương hàm, thay thế chân răng thật đã mất và phục hình răng sứ cố định trên implant hoàn chỉnh, răng impplant bền, độc lập, đáp ứng chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Vì thế, giải pháp này được nhiều bệnh nhân cao tuổi bị mất răng toàn hàm lựa chọn.
"Trồng răng implant có thể ngăn ngừa tiêu xương hàm. Trụ implant được cấy vào trong xương hàm, tồn tại cố định và hoạt động như một chân răng thật. Dưới tác động của lực nhai xương hàm được kích thích đều đặn và duy trì mật độ ổn định. Còn đối với giải pháp cầu răng sứ cố định hay hàm giả tháo lắp đều không thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm. Sở dĩ như vậy là vì những giải pháp này chỉ phục hồi được phần thân răng đã mất, phần xương ổ răng bên dưới vẫn bị trống do chân răng thật đã mất mà không được bù đắp", bác sĩ Võ Văn Nhân nói thêm.
Ông cho biết, giải pháp bọc răng sứ cố định chỉ có thể duy trì thẩm mỹ trong một thời gian ngắn, sau đó bạn phải phục hình lại, tốn kém nhiều chi phí, thời gian. Tình trạng tiêu xương diễn ra khiến khuôn mặt bạn méo mó, những người bị tiêu xương thường già nua hơn so với tuổi thật.
"Trong khi đó, trồng răng implant chỉ cần thực hiện một lần, kết hợp với quá trình chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và khoa học, răng implant có thể tồn tại vĩnh viễn mà không cần phải phục hình lại. Răng implant bền chắc, ngăn ngừa tiêu xương hàm giúp bệnh nhân giữ lại diện mạo trẻ trung ban đầu", bác sĩ Nhân chia sẻ.
Bên cạnh đó, chi phí trồng răng implant tuy cao, nếu tính toán khoa học thì đầu tư chi phí trồng răng implant vẫn có lợi cho sức khỏe tổng quát và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
Tiến sĩ Nhân nói: "Hàm răng khỏe mạnh và nụ cười rạng rỡ là tài sản vô giá của bạn, vì thế, lựa chọn giải pháp hiệu quả để phục hồi răng khi bị mất răng là điều rất quan trọng".
(Nguồn: Nha khoa Nhân Tâm)