Theo Sách trắng thương mại điện tử năm 2021 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát hành, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng Việt tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2020. Con số này tăng hơn 10% so với năm 2019 và xấp xỉ 50% so với trước đó ba năm. Giá trị mua sắm bình quân mỗi người cũng tăng gần 7%, lên gần 5,5 triệu đồng.
Bà Nguyễn Quỳnh Nga, Giám đốc Phân khúc khách hàng, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cho rằng, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, chuyển đổi hình thức mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến nhiều hơn. Trong nguy có cơ, đây chính là cơ hội lớn cho kinh doanh online và thương mại điện tử. Tuy nhiên, chủ kinh doanh sẽphải đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề dòng tiền.
Nắm bắt cơ hội và nhìn nhận thách thức
Chia sẻ về công việc kinh doanh online của mình tại Toạ đàm "Giải pháp quản lý tài chính khi kinh doanh trực tuyến" trên VnExpress, anh Vũ Minh Trà (Trà Bô) - Nhà sáng lập kiêm CEO Babyshop, Shoptia cho biết, công việc kinh doanh của anh thực sự khởi sắc và chuyên nghiệp hơn kể từ khi anh chuyển hướng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, Tiki, Lazada.
Việc bán hàng trên các sàn TMĐT giúp những chủ kinh doanh như anh Trà có thể chủ động về thời gian cũng như không gian của mình, tiết kiệm được nhiều chi phí thuê mặt bằng, nhân sự...
Quá trình vận hành cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều so với việc bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay bán hàng qua Facebook, Zalo, nhờ tận dụng những ứng dụng công nghệ mới. Phía sau những gian hàng nghìn đơn trên sàn TMĐT là một cỗ máy vận hành hỗ trợ người chủ kinh doanh số hoá tất cả các khâu, từ marketing quảng cáo, kho vận, nhập hàng, đối soát, giao hàng và thanh toán...
"Hiện tại, doanh số của shop chúng tôi tăng khoảng 4 lần so với thời điểm đầu dịch. Tính trung bình, doanh số tăng trưởng đều đặn 5-10%/tháng kể từ khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử", anh Trà chia sẻ.
Bên cạnh những cơ hội, các chủ kinh doanh online cũng gặp phải không ít thách thức. Thách thức lớn nhất chính là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các gian hàng trên sàn TMĐT. Mặc dù, theo số liệu từ Hiệp hội hương mại điện tử, thị trường này đã chào đón thêm 40% khách hàng mới lần đầu mua sắm trực tuyến trong năm 2021, các gian hàng vẫn áp lực cạnh tranh với hàng nghìn gian hàng khác, đòi hỏi sự đổi mới, mở rộng liên tục để thu hút khách hàng. Hơn nữa, những vấn đề như đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn tới khan hiếm nguồn cung hàng , ảnh hưởng tiến độ kinh doanh, vấn đề quản lý dòng tiền, duy trì vốn, cân đối doanh thu... cũng là thách thức không nhỏ.
Ngoài ra, các chủ kinh doanh luôn đau đáu một vấn đề là tiền đâu để nhập hàng, mở rộng kinh doanh, để có thể cạnh tranh và tồn tại trên thương trường điện tử.
Lập kế hoạch quản lý tài chính hợp lý để quản lý dòng tiền
Theo anh Trà, mỗi lần nhập hàng, chủ kinh doanh phải cần một khoản vốn rất lớn. Bởi, đặc thù kinh doanh online trên sàn TMĐT không giống như các phương thức kinh doanh bán hàng khác. Chủ kinh doanh phải nhập lượng hàng lớn để phục vụ cho dài hạn. Ví dụ như thời điểm quý IV/2021, anh Trà phải nhập hàng cho cả quý I/2022, đặc biệt vào những dịp Tết, lễ Giáng sinh, ngày khuyến mại lớn 10/10, 11/11, 12/12. Trong khi đó, doanh thu bán hàng được trả về tài khoản theo từng ngày, không đủ để nhập hàng trước, tích trong kho. Vì thế, những người mới bước vào kinh doanh sẽ gặp không ít khó khăn về quản lý tài chính.
Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh online, anh Trà cho biết, để đảm bảo duy trì dòng tiền một cách cân đối, chủ kinh doanh phải có một kế hoạch tài chính hợp lý.
Chủ kinh doanh online có thể lập một bảng thu chi bằng excel để quản lý cân đối dòng tiền vào ra. Hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử đều có công cụ hỗ trợ Seller Center giúp chủ gian hàng quản lý tài chính và dòng tiền thu chi rất hiệu quả.
Dựa vào bảng theo dõi dòng tiền của mình, chủ kinh doanh có thể chủ động vốn khi đến gần thời điểm nhập hàng, không rơi vào tình trạng loay hoay tìm vốn, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt.
Dùng đòn bẩy tài chính hợp lý
Đứng trên góc độ là một người đã tiếp xúc và tư vấn cho rất nhiều các cá nhân, tổ chức kinh doanh, đặc biệt trên nền tảng trực tuyến, bà Nga nhận định, các chủ kinh doanh nên quan tâm hơn đến việc tăng nguồn thu bằng cách mở rộng vốn. Từ đó, chủ kinh doanh online kịp thời nắm bắt các cơ hội tốt, nâng cao khả năng cạnh tranh, nhất là vào những giai đoạn có nhiều biến động, hoặc những giai đoạn có tính chất mùa vụ như dịp cận Tết bây giờ.
Để mở rộng kinh doanh, các chủ kinh doanh có thể sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thông minh, tận dụng các ưu đãi của ngân hàng cho vay như vay thấu chi, vay trả góp với lãi suất ưu đãi, vay tín chấp... Tuy nhiên, nhiều chủ kinh doanh như anh Trà lo ngại thủ tục rườm rà và không có tài sản bảo đảm, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Bà Nga cho rằng, những lo ngại trên của chủ kinh doanh là hoàn toàn có cơ sở, nhưng đó là việc trong quá khứ. Hiện nay, khách hàng vay vốn kinh doanh online chỉ cần có bản sao kê tài khoản thanh toán của khách hàng dựa trên sổ sách ghi chép hoặc doanh thu qua các sàn TMĐT hoặc qua các phần mềm quản lý bán hàng mà không cần tài sản bảo đảm.
MSB cung cấp gói giải pháp tài chính M-Busines Fast dành riêng cho chủ kinh doanh. Với gói tài chính này, chủ kinh doanh có thể vay tín chấp với hạn mức lên tới 1 tỷ đồng với công thức tính trên 30% doanh thu bán hàng của chủ kinh doanh, trong thời gian từ 36 đến 60 tháng. Trong đó, chủ kinh doanh có thể lựa chọn sản phẩm vay thích hợp. Các chủ kinh doanh online có thể tìm hiểu thông tin vay tín chấp tại đây.
Cụ thể, trường hợp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, chủ kinh doanh có thể sử dụng sản phẩm vay trả góp với thời gian từ 36-60 tháng và trả dần gốc, lãi để giảm áp lực tài chính.
Nếu chủ kinh doanh cần gấp một khoản tiền trong thời gian ngắn có thể vay thấu chi, vay ngày nào trả lãi ngày đấy. Vay trong ngày thì không mất lãi. Đây cũng là tính năng ưu việt của sản phẩm vay thấu chi tại MSB giúp chủ kinh doanh online không lo ngại về vốn và trả lãi nhiều. Ngoài ra, chủ kinh doanh online được sở hữu thẻ tín dụng Siêu miễn phí (Super Free) MSB có hạn mức 200 triệu và miễn phí thường niên trọn đời.
Về lãi suất, sản phẩm cho vay tín chấp truyền thống (vay tại quầy) của MSB là 1,14%/tháng. Riêng với sản phẩm vay tín chấp online, lãi suất ưu đãi hơn với 0,9%/tháng.
"Mức lãi suất trên là an toàn đối với dự trù ngân sách kinh doanh online của tôi. Nếu biết trước, tôi đã mở rộng kinh doanh từ sớm hơn, để tăng trưởng nhanh hơn", anh Trà nói.
Có thể thấy, khoảng thời gian cuối năm tuy nhiều biến động nhưng nếu tận dụng thời cơ và sử dụng đòn bẩy tài chính một cách linh hoạt, anh Trà hay bất cứ chủ doanh nghiệp kinh doanh online nào đều có thể chủ động mở rộng quy mô, làm mới chiến lược kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.
Tuấn Thủy