Trong quá trình chuyển đổi số, công nghệ là phương tiện, con người mới là yếu tố quyết định sự thành công. Tức, việc đưa các ứng dụng công nghệ cao vào quy trình vận hành của doanh nghiệp luôn đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ khả năng tiếp nhận nhanh chóng để công việc không gián đoạn.
Để nâng cao nhận thức con người, bước đầu tiên, là ban lãnh đạo - người chịu trách nhiệm cao nhất về công nghệ của doanh nghiệp như CTO, CIO, trưởng bộ phận Chuyển đổi số... phải là những người tiên phong, thay đổi tư du, bổ sung kịp thời những kiến thức nền tảng về việc số hóa để hoạch định một chiến lược huyển đổi số bài bản, toàn diện, nhanh chóng.
TS. Phạm Anh Tuấn nhận định đội ngũ ban lãnh đạo công ty sẽ người vẽ ra "hải trình" số để chèo lái doanh nghiệp đi đúng hướng, vạch ra yếu tố ưu tiên trong năm, hoạt động thay đổi trong tương lai...
"Chuyển đổi số là hành trình dài, chúng ta sẽ không đủ nguồn lực và ngân sách để làm tất cả một lúc. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp", ông nói thêm.

TS.Phạm Anh Tuấn - Viện phó Viện sáng tạo và Chuyển đổi số. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT cũng từng nói, năm 2021, khi giúp chuyển đổi số cho một số địa phương và doanh nghiệp, ông nhận thấy điều khó nhất là nhận thức, tư duy của con người. Điều ấy không đến từ lý thuyết chung mà phụ thuộc vào thực hành, trải nghiệm, thái độ nghiêm túc khi trả lời những câu hỏi cần làm gì, lộ trình như thế nào và nguồn lực ở đâu...
"Tôi cho rằng chuyển đổi số bản chất là chuyển đổi con người. Sau đó mới là vấn đề về công nghệ", ông nói thêm.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT. Ảnh: FPT
Tiếp theo, đơn vị chuyển đổi số phải thay đổi văn hoá doanh nghiệp. Bởi quá trình này cần sự tham gia nhất quán của tất cả mọi người, từ những nhân sự ở vị trí nhỏ nhất. Đây là sự thay đổi lớn trong văn hoá doanh nghiệp, đi từ lối mòn vận hành cũ chuyển sang cơ chế năng động, số hóa theo xu hướng thời đại.
Như vậy, giáo dục là lĩnh vực đóng góp quan trong nhất trong quá trình này. Do đó, Viện Quản trị và Công nghệ FSB (Đại học FPT) và Ban Chuyển đổi số Tập đoàn FPT đã phối hợp thực hiện chương trình huấn luyện độc quyền "DX Leader - Lãnh đạo chuyển đổi số" dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tập trung vào công cuộc số hóa, xu thế phát triển tất yếu của thị trường toàn cầu. Từ đó, các nhà lãnh đạo có thể biết cách xây dựng lộ trình chuyển đổi số toàn diện để mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.
Với sự dẫn dắt của các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, học viên có thể nắm được xu thế và các khái niệm nền tảng, hiểu bản chất ở tất cả các cấp độ của doanh nghiệp, đồng thời, nhận thức rõ vai trò của nhà lãnh đạo.
DX Leader là khóa đào tạo đầu tiên cho phép người học tiếp cận phương pháp luận FPT Digital Kaizen đã triển khai áp dụng thành công tại nhiều các dự án lớn nhỏ. Học viên sẽ khái quát được các chiến lược số phổ biến và lựa chọn chiến lược phù hợp với mô hình doanh nghiệp nhưng vẫn cân bằng các chiến lược kinh doanh hiện tại.

Ngoài ra, khóa học còn cung cấp các công cụ, tư duy phân tích để đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp, lập kế hoạch triển khai phù hợp, hoạch định lộ trình chuyển đổi số toàn diện. Học viên được huấn luyện và thực thi các bước triển khai chi tiết, xây dựng văn hóa chuyển đổi số để chiến lược được thực thi thành công đến các cấp nhỏ nhất của doanh nghiệp.
Thiên Minh