Bé mới 7 tháng tuổi nên chị Minh Uyên gửi con ở nhà ngoại. Hàng ngày, chị dậy sớm tự tay nấu món ăn dặm cho con để đảm bảo dinh dưỡng. Tranh thủ lúc cháo sôi, chị rửa bình sữa, giặt giũ... Hôm nào còn dư thời gian, chị ghé qua chợ gần nhà mua vài bó rau, con cá cho vào tủ lạnh. Những hôm cơ quan nhiều việc, chị cố gắng làm hết công suất, không nghỉ trưa, một số thứ còn tồn đọng nhờ đồng nghiệp giải quyết tiếp để kịp về nhà với con, nấu cơm cho cả nhà.
Gần 8 tiếng làm việc ở cơ quan, cộng thêm việc di chuyển, chuyện bếp núc khiến người phụ nữ vừa bước qua tuổi 30 hụt hơi. Đến 21h, sau khi con đã ngon giấc, chị chỉ muốn ngủ một mạch đến sáng, không hào hứng đọc sách, xem phim ngôn tình như thời son rỗi.
Còn với chị Thanh Hà (30 tuổi, nhân viên văn phòng tại quận Bình Thạnh, TP HCM), để đảm bảo bữa cơm gia đình sau giờ làm cũng không dễ dàng. Chiều 5h tan làm, len lỏi qua những con đường kẹt xe ở Gò Vấp, mất gần 45 phút, chị mới đến được nhà trẻ đón con.
Về đến nhà, chị lại tất bật nấu cơm, thái rau củ... Tranh thủ chờ cá rã đông nấu món mặn, chị tắm rửa cho con, thu dọn quần áo, hầu như không ngơi nghỉ tay chân. Hơn 19h, cơm nước xong xuôi, nhà cửa lau dọn sạch sẽ, chồng tan làm về là lúc cả nhà quây quần bên mâm cơm.
Nhiều hôm nấu nướng xong, mệt đến nỗi chị ăn cũng không thấy ngon miệng. Nhưng nhìn chồng con chuyện trò rôm rả, thưởng thức bữa cơm gia đình, chị cảm thấy ấm lòng. Đó là động lực để chị cố gắng duy trì cơm nhà suốt 3 năm qua. Chị luôn lên thực đơn sẵn, học trên mạng các món ăn chế biến nhanh gọn, có thêm thời gian chăm chút cho tổ ấm và bản thân.
Câu chuyện của chị Minh Uyên, Thanh Hà là hai trong số nhiều trường hợp mà bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng (Ủy viên Thường vụ Công đoàn viên chức TP HCM - Chủ tịch Công đoàn Sở Văn hóa Thể thao TP HCM) thường xuyên gặp trong nhiều năm công tác.
Chia sẻ tại "Ngày hội Bếp nhà thời nay và Phụ nữ cấp tiến" vừa diễn ra tại TP HCM do Hãng Phim Trẻ phối hợp cùng nhãn hàng Maggi tổ chức, bà Ngọc Hằng cho biết, phụ nữ thời nay không chỉ tề gia nội trợ như xưa mà còn đảm đương trách nhiệm ngoài xã hội. Không ít chị em cảm thấy áp lực do vừa phải đảm bảo hoàn thành công việc ở cơ quan và dành thời gian để chăm sóc chu đáo bữa cơm gia đình sau giờ làm việc. Chính bản thân người phụ nữ cũng tự đặt ra tiêu chuẩn như món ăn nhanh gọn nhưng phải ngon, đủ chất.
![Ngày hội Bếp nhà thời nay và phụ nữ cấp tiến mang đến góc nhìn thực tế về áp lực bếp núc của những người phụ nữ Việt Nam.](https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2019/10/26/MAGGI-1-2345-1572054696.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=J5b8xFzoL4-T6HxutbQ_cw)
Ngày hội "Bếp nhà thời nay và Phụ nữ cấp tiến" mang đến góc nhìn thực tế về áp lực bếp núc của những người phụ nữ Việt Nam.
Theo chuyên gia tâm lý Giao Giao, nhiều bà nội trợ chưa thoải mái trong chuyện nấu nướng và căn bếp cũng không thực sự hấp dẫn với phụ nữ. Một số chị em thường nghĩ nấu cơm cho chồng con là trách nhiệm mà không cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú khi mang đến bữa ăn hấp dẫn. Tiêu chuẩn về bữa ăn của gia đình hiện đại cũng khác xưa. Trong điều kiện thời gian hạn hẹp nhưng món ăn không chỉ ngon mà phải trang trí đẹp mắt, ưu tiên thực phẩm lành mạnh không gây hại cho sức khỏe.
Thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện trên 600 gia đình tại Hà Nội và TP HCM (2017) còn cho thấy, 88% người chồng trong độ tuổi 25-50 vẫn giữ quan niệm xưa cũ khi cho rằng bếp núc là chốn dành riêng cho phụ nữ. Họ xem đây là điều hiển nhiên mà người vợ phải thực hiện.
MC Tuấn Tú kể, anh từng bị vợ "bỏ đói" suốt một tuần vì lỡ chê vợ nấu ăn không hợp khẩu vị. Nhưng khi vợ vắng nhà, vốn vụng về khoản nấu nướng nên anh mất hơn nửa tiếng đồng hồ chọn món và phải nhờ đến các cô bán hàng tư vấn. Trải nghiệm đó giúp anh thấu hiểu hơn khó khăn của người bạn đời.
Bà Ngọc Hằng cho biết thêm, người phụ nữ cần khéo léo để trách nhiệm chăm sóc gia đình không chỉ là việc của người phụ nữ mà phải có sự tham gia, góp sức của người đàn ông.
![Việc bếp núc nên được truyền cảm hứng và giúp người phụ nữ cảm thấy thoải mái, tự do sáng tạo món ăn mới cho gia đình.](https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2019/10/26/H14-1942-1572055728.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=II49Yv6oFaozfQZl_d1ISw)
Việc bếp núc nên được truyền cảm hứng và giúp người phụ nữ cảm thấy thoải mái, tự do sáng tạo món ăn mới cho gia đình.
Theo MC Tuấn Tú, phụ nữ đã vất vả hơn hơn cánh mày râu vì vừa phải làm tròn trách nhiệm ngoài xã hội vừa chăm lo cho gia đình. Do đó, phái đẹp cần có thời gian để tận hưởng cuộc sống.
Những ngày vợ bận rộn công việc, MC Tuấn Tú sẽ vào bếp cùng vợ để chế biến món ngon cho cả nhà. Không cần quá cầu kỳ, vợ chồng anh học cách nấu những món đơn giản, dễ làm, tận dụng gia vị chế biến sẵn như bột nêm, dầu hào Maggi. Các ông chồng đừng quên dành lời khen để truyền cảm hứng vào bếp cho người bạn đời.
Chuyên gia tâm lý Giao Giao tư vấn bà nội trợ nên tận dụng các gia vị chế biến sẵn, tiện ích mạng xã hội.. để "giải phóng" bản thân. Yêu cầu về bữa ăn mỗi ngày hay dịp lễ tết chỉ nên vừa đủ, không trở thành gánh nặng cho người phụ nữ và mọi người có thời gian để chia sẻ, kết nối, hiểu nhau. Quan trọng hơn, hãy nấu ăn bằng cả trái tim. Khi đặt tình cảm vào việc nấu nướng, chị em sẽ cảm thấy hạnh phúc. Cảm xúc tích cực còn giúp chị em chế biến nên nhiều món ăn ngon. Chị em cần truyền tình yêu, niềm đam mê ẩm thực đến các thành viên trong gia đình. Người phụ nữ khéo léo sẽ biết cách lôi kéo, san sẻ cùng chồng chuyện nấu nướng. Bởi căn bếp còn là nơi để vợ chồng có thời gian trò chuyện, chia sẻ áp lực và hâm nóng tình cảm.
Kim Uyên
Đồng hành cùng người phụ nữ hiện đại trong việc bếp núc, Maggi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo giúp công việc nấu ăn áp lực trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn. Để thực hiện mục tiêu này, Maggi giới thiệu hằng trăm thực đơn "biến tấu món ngon" truyền thống nhằm hỗ trợ chị em đơn giản hóa việc chuẩn bị và mang lại hương vị mới lạ cho bữa cơm hằng ngày. Maggi tin tưởng rằng gian bếp nên là nơi tiếp thêm năng lượng cho người phụ nữ được sống một cách trọn vẹn với niềm đam mê của mình. |