Chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới, PGS Đỗ Ngọc Thống cho biết, thay đổi cơ bản nhất trong bản thảo lần này so với dự thảo công bố tháng 1/2018 là mở rộng tác phẩm học bắt buộc.
Dự thảo trước chỉ quy định 6 tác phẩm bắt buộc trong toàn chương trình gồm: Nam quốc sơn hà tương truyền của Lý Thường Kiệt; Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu; Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
![]() |
PGS Đỗ Ngọc Thống, chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới. Ảnh: Minh Anh. |
Lần này, ngoài 6 tác phẩm kể trên, chương trình quy định thêm một số tác giả và tác phẩm thuộc phần cứng, bắt buộc tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn để biên soạn, giảng dạy. Danh mục này mở rộng thêm phần bắt buộc, như chọn ít nhất mỗi thể loại truyện dân gian một tác phẩm tiêu biểu; tương tự với ca dao, sân khấu và truyện thơ dân gian, sử thi…
Các tác giả miền núi cũng được tăng thêm trong danh sách gợi ý "tác phẩm tự chọn" như Nông Quốc Chấn, Y Phương, Inrasara.
"Việc mở rộng thêm tác phẩm học bắt buộc nhằm tăng yêu cầu về học vấn phổ thông cốt lõi mà mỗi học sinh phải có được khi tốt nghiệp THPT", ông Thống nói. Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm bắt buộc là dựa vào 9 tác gia tiêu biểu trong chương trình hiện hành và bổ sung một số tác giả lớn có tác phẩm tiêu biểu cho thành tựu văn học Việt Nam các thời kỳ. Một số tác giả được bổ sung vào phần cứng, bắt buộc gồm: Hồ Xuân Hương, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ.
Chủ biên chương trình môn Ngữ văn khẳng định, mở rộng thêm các tác phẩm bắt buộc nhưng chương trình vẫn giữ định hướng mở để tăng quyền tự chủ, sáng tạo cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên; tạo cơ sở cho việc thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa.
Bản dự thảo lần này sẽ được trình lên Hội đồng thẩm định quốc gia vào cuối tháng 4 và tiếp tục sẽ chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng.
Danh mục các văn bản ngữ liệu trong chương trình môn Ngữ văn mới:
1. Các tác phẩm bắt buộc 2. Tác phẩm tự chọn bắt buộc
a) Tác phẩm văn học dân gian - Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người, xã hội (trữ tình hoặc trào phúng).
- Chọn ít nhất một tác phẩm trong các sử thi sau: Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước, Xinh Nhã. b) Tác phẩm văn học viết, chọn ít nhất một tác phẩm của mỗi tác giả sau đây:
- Thuật hứng (số 24), Thư lại dụ Vương Thông, Ngôn chí (số 20), Bảo kính cảnh giới (số 43) của Nguyễn Trãi 3. Các tác phẩm tự chọn (nêu ở phụ lục). Danh mục văn bản gợi ý ở Phụ lục không phải là tất cả ngữ liệu của các lớp, cũng không bắt buộc, mà chỉ là những ví dụ minh họa về thể loại, kiểu văn bản, đề tài và sự phù hợp với nhận thức, tâm lý lứa tuổi; nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói, nghe ở mỗi lớp. Các tác giả sách giáo khoa có thể dựa vào đây để lựa chọn và tự tìm thêm các văn bản tương tự về thể loại và độ khó để biên soạn, miễn là đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu mà chương trình đã nêu. |