Khách đến lễ hội được thưởng thức chương trình giao lưu văn hóa áo bà ba xưa và nay, mang tên "Những cung bậc cảm xúc". Ngoài ra còn có triển lãm 100 bức tranh về lịch sử áo bà ba đến hiện đại và màn trình diễn 500 bộ áo.
Khách đến lễ hội được thưởng thức chương trình giao lưu văn hóa áo bà ba xưa và nay, mang tên "Những cung bậc cảm xúc". Ngoài ra còn có triển lãm 100 bức tranh về lịch sử áo bà ba đến hiện đại và màn trình diễn 500 bộ áo.
Trong không gian mở tại Khu văn hóa Hồ Sen, 10 nhà thiết kế trình diễn 8 bộ sưu tập áo bà ba lấy cảm hứng từ hoa sen, nụ cười, sự cần lao của những tiểu thương "chợ chồm hổm", lúa Hậu Giang, trầu Vị Thủy, cá thát lát Hậu Giang…
Nét độc đáo của bộ sưu tập là áo làm bằng vải sợi khóm Cầu Đúc - đặc sản nổi tiếng của Hậu Giang, kết hợp tơ tằm do những nghệ nhân Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và Nha Xá, tỉnh Hà Nam thực hiện.
Trong không gian mở tại Khu văn hóa Hồ Sen, 10 nhà thiết kế trình diễn 8 bộ sưu tập áo bà ba lấy cảm hứng từ hoa sen, nụ cười, sự cần lao của những tiểu thương "chợ chồm hổm", lúa Hậu Giang, trầu Vị Thủy, cá thát lát Hậu Giang…
Nét độc đáo của bộ sưu tập là áo làm bằng vải sợi khóm Cầu Đúc - đặc sản nổi tiếng của Hậu Giang, kết hợp tơ tằm do những nghệ nhân Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và Nha Xá, tỉnh Hà Nam thực hiện.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (thứ 4 từ phải qua) cùng đại biểu tham dự Festival Áo bà ba lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh Hậu Giang.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (thứ 4 từ phải qua) cùng đại biểu tham dự Festival Áo bà ba lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh Hậu Giang.
Tham dự còn có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Tham dự còn có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Lễ hội cũng giới thiệu ẩm thực Nam Bộ với các các món ăn từ khóm Cầu Đúc và cá thát lát Hậu Giang…
Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu trong khai mạc lễ hội Áo bà ba: "Sự kiện là điểm hẹn khởi đầu, kết nối cho sự phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế của tỉnh. Từ đó, du khách và bạn bè sẽ có cái nhìn khác, biết đến Hậu Giang nhiều hơn".
Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu trong khai mạc lễ hội Áo bà ba: "Sự kiện là điểm hẹn khởi đầu, kết nối cho sự phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế của tỉnh. Từ đó, du khách và bạn bè sẽ có cái nhìn khác, biết đến Hậu Giang nhiều hơn".
Theo bà Ánh, tỉnh Hậu Giang mong muốn giới thiệu về vùng đất và con người bằng những lợi thế sẵn có, sản vật đặc trưng thế mạnh, đặc biệt là chiếc áo bà ba - nét văn hóa độc đáo vùng miền.
Theo bà Ánh, tỉnh Hậu Giang mong muốn giới thiệu về vùng đất và con người bằng những lợi thế sẵn có, sản vật đặc trưng thế mạnh, đặc biệt là chiếc áo bà ba - nét văn hóa độc đáo vùng miền.
Festival được tổ chức nhân dịp 20 năm thành lập tỉnh. Theo số liệu từ UBND tỉnh, năm 2022, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của Hậu Giang đạt 13,94%, đứng thứ 4 cả nước và đứng đầu vùng ĐBSCL.
Riêng 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng tiếp tục đạt 14,21%, vươn lên dẫn đầu cả nước, chỉ số năng lực cạnh tranh xếp thứ 12/63 tỉnh, thành, xếp thứ 3 khu vực. Trong khi đó, chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 20 cả nước, thứ 2 ĐBSCL…
Festival được tổ chức nhân dịp 20 năm thành lập tỉnh. Theo số liệu từ UBND tỉnh, năm 2022, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của Hậu Giang đạt 13,94%, đứng thứ 4 cả nước và đứng đầu vùng ĐBSCL.
Riêng 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng tiếp tục đạt 14,21%, vươn lên dẫn đầu cả nước, chỉ số năng lực cạnh tranh xếp thứ 12/63 tỉnh, thành, xếp thứ 3 khu vực. Trong khi đó, chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 20 cả nước, thứ 2 ĐBSCL…
Lễ hội được tổ chức với kinh phí gần 13 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 3,6 tỷ đồng, còn lại từ nguồn vận động, tài trợ... "Dự kiến, Festival Áo bà ba được tổ chức thường niên. Qua đó, người dân sẽ biết nhiều hơn về chiếc áo bà ba cũng như vùng đất và con người Hậu Giang nói riêng, Nam Bộ nói chung", bà Ánh nói.
Lễ hội được tổ chức với kinh phí gần 13 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 3,6 tỷ đồng, còn lại từ nguồn vận động, tài trợ... "Dự kiến, Festival Áo bà ba được tổ chức thường niên. Qua đó, người dân sẽ biết nhiều hơn về chiếc áo bà ba cũng như vùng đất và con người Hậu Giang nói riêng, Nam Bộ nói chung", bà Ánh nói.
Thông qua Festival Áo bà ba, lãnh đạo tỉnh mong muốn sự kiện văn hóa này góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; phát triển một xã hội văn minh, thịnh vượng; thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thông qua Festival Áo bà ba, lãnh đạo tỉnh mong muốn sự kiện văn hóa này góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; phát triển một xã hội văn minh, thịnh vượng; thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thanh Thư
Ảnh: Tỉnh Hậu Giang