Chung cư Hoà Minh (tổ 46-50, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu) hoàn thành xây dựng năm 2001 với 8 block, gần biển Nguyễn Tất Thành. Mỗi block thiết kế 3 tầng với 36 căn hộ, bố trí cho 288 hộ dân diện giải tỏa, nhà chờ ở để thành phố chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, đến nay khu nhà đã xuống cấp.
Chung cư Hoà Minh (tổ 46-50, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu) hoàn thành xây dựng năm 2001 với 8 block, gần biển Nguyễn Tất Thành. Mỗi block thiết kế 3 tầng với 36 căn hộ, bố trí cho 288 hộ dân diện giải tỏa, nhà chờ ở để thành phố chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, đến nay khu nhà đã xuống cấp.
Các bức tường chung cư mặt tiền đường Trần Anh Tông bị bong tróc, cây cối mọc um tùm. Nhiều người dân cho biết do diện tích mỗi phòng chỉ 29-31 m2 nên phải cơi nới thêm mới đủ nơi sinh hoạt cho gia đình 5-7 người.
Chung cư này nằm ở khu vực trung tâm quận Liên Chiểu, giữa trục đường lớn Kinh Dương Vương và Dũng Sĩ Thanh Khê. Giữa 8 block là một trường mầm non, xung quanh là chợ, Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh và Trường THPT Thanh Khê.
Đây là chung cư được xây dựng thời kỳ đầu khi thành phố chỉnh trang đô thị nên quy mô nhỏ, thấp tầng và thiếu khoảng lùi tạo cảnh quan.
Các bức tường chung cư mặt tiền đường Trần Anh Tông bị bong tróc, cây cối mọc um tùm. Nhiều người dân cho biết do diện tích mỗi phòng chỉ 29-31 m2 nên phải cơi nới thêm mới đủ nơi sinh hoạt cho gia đình 5-7 người.
Chung cư này nằm ở khu vực trung tâm quận Liên Chiểu, giữa trục đường lớn Kinh Dương Vương và Dũng Sĩ Thanh Khê. Giữa 8 block là một trường mầm non, xung quanh là chợ, Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh và Trường THPT Thanh Khê.
Đây là chung cư được xây dựng thời kỳ đầu khi thành phố chỉnh trang đô thị nên quy mô nhỏ, thấp tầng và thiếu khoảng lùi tạo cảnh quan.
Phía dưới các tòa nhà là nước thải và nơi sinh sống của chuột. "Buổi tối chuột chạy loăng quăng ngoài sân, leo cả vào nhà, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Chúng tôi rất mong thành phố sớm di dời dân đến nơi ở mới", bà Hương, một hộ dân ở khu chung cư, nói.
Phía dưới các tòa nhà là nước thải và nơi sinh sống của chuột. "Buổi tối chuột chạy loăng quăng ngoài sân, leo cả vào nhà, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Chúng tôi rất mong thành phố sớm di dời dân đến nơi ở mới", bà Hương, một hộ dân ở khu chung cư, nói.
Mỗi chung cư chỉ có một cầu thang lên xuống ở chính giữa tòa nhà. Những vách tường bị thấm dột, theo thời gian đã mọc rêu mốc. Người dân nhiều lần kiến nghị chính quyền, HĐND thành phố và những tòa nhà này đã được sơn lại, nhưng chỉ thời gian ngắn lại ẩm mốc.
Trung tâm giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng đánh giá chung cư Hoà Minh mức độ nguy hiểm cấp độ C, chưa thuộc diện di dời khẩn cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị, thành phố cần có giải pháp di dời.
Năm 2017, UBND TP Đà Nẵng thông báo cho phép sử dụng khu chung cư này đến hết năm 2021, sau đó sẽ kiểm định chất lượng công trình và đề xuất xử lý. Tuy nhiên đến nay, người dân vẫn tiếp tục sinh sống và chưa rõ khi nào được bố trí nơi ở mới.
Mỗi chung cư chỉ có một cầu thang lên xuống ở chính giữa tòa nhà. Những vách tường bị thấm dột, theo thời gian đã mọc rêu mốc. Người dân nhiều lần kiến nghị chính quyền, HĐND thành phố và những tòa nhà này đã được sơn lại, nhưng chỉ thời gian ngắn lại ẩm mốc.
Trung tâm giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng đánh giá chung cư Hoà Minh mức độ nguy hiểm cấp độ C, chưa thuộc diện di dời khẩn cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị, thành phố cần có giải pháp di dời.
Năm 2017, UBND TP Đà Nẵng thông báo cho phép sử dụng khu chung cư này đến hết năm 2021, sau đó sẽ kiểm định chất lượng công trình và đề xuất xử lý. Tuy nhiên đến nay, người dân vẫn tiếp tục sinh sống và chưa rõ khi nào được bố trí nơi ở mới.
Hành lang nhỏ thành nơi tập kết đồ đạc và phơi áo quần. Trần nhà đã bong tróc, trong đó ở nhiều vị trí mảng hồ rớt xuống. Sau khi cư dân phản ánh, năm 2022 đơn vị quản lý nhà đã cho vá lại.
Người dân sinh sống ở đây hầu hết là lao động phổ thông, thu nhập bấp bênh nên không có điều kiện tự sửa sang lại phòng ở.
Hành lang nhỏ thành nơi tập kết đồ đạc và phơi áo quần. Trần nhà đã bong tróc, trong đó ở nhiều vị trí mảng hồ rớt xuống. Sau khi cư dân phản ánh, năm 2022 đơn vị quản lý nhà đã cho vá lại.
Người dân sinh sống ở đây hầu hết là lao động phổ thông, thu nhập bấp bênh nên không có điều kiện tự sửa sang lại phòng ở.
Phía trong nhiều căn hộ, trần nhà thường xuyên thấm dột, bong tróc vữa, làm lộ ra sắt bêtông. "Có hôm đang ngủ thì vữa trần rơi trúng người", một người dân cho hay.
Phía trong nhiều căn hộ, trần nhà thường xuyên thấm dột, bong tróc vữa, làm lộ ra sắt bêtông. "Có hôm đang ngủ thì vữa trần rơi trúng người", một người dân cho hay.
Nhà bà Ngô Thị Thanh Thu, 53 tuổi, và hầu hết các hộ dân ở đây đều tự làm thêm gác xép để có thêm nơi ngủ nghỉ. "Trước đây tôi ở đường Điện Biên Phủ. Năm 2016, thấy chung cư có người bán lại, giá 160 triệu đồng nên mua ở và giờ phải sống trong cảnh ô nhiễm", bà nói.
Lý do chung cư xuống cấp, theo bà Thu một phần do chất lượng xây dựng, vì tường thường bị thấm nước, sơn lại vài hôm đã bị thấm và mốc. Bên cạnh đó, các hộ dân không biết giữ vệ sinh chung, thường xuyên ném rác từ các tầng trên xuống.
Nhà bà Ngô Thị Thanh Thu, 53 tuổi, và hầu hết các hộ dân ở đây đều tự làm thêm gác xép để có thêm nơi ngủ nghỉ. "Trước đây tôi ở đường Điện Biên Phủ. Năm 2016, thấy chung cư có người bán lại, giá 160 triệu đồng nên mua ở và giờ phải sống trong cảnh ô nhiễm", bà nói.
Lý do chung cư xuống cấp, theo bà Thu một phần do chất lượng xây dựng, vì tường thường bị thấm nước, sơn lại vài hôm đã bị thấm và mốc. Bên cạnh đó, các hộ dân không biết giữ vệ sinh chung, thường xuyên ném rác từ các tầng trên xuống.
Vết rác thải bám lại trên rào chắn "chuồng cọp" của một căn hộ. Phía trong căn phòng thường xuyên ngửi mùi xú uế.
"Nhiều lúc đi tắm chỉ dám dội qua người rồi chạy ra ngoài, nếu không những hộ phía trên ném rác, nước thải xuống bắn vào người", bà Thu nói. Có hôm áo quần phơi ở ban công phía sau chưa kịp lấy vào thì bị hộ ở tầng trên xả nước xuống, ướt hết phải giặt lại.
Vết rác thải bám lại trên rào chắn "chuồng cọp" của một căn hộ. Phía trong căn phòng thường xuyên ngửi mùi xú uế.
"Nhiều lúc đi tắm chỉ dám dội qua người rồi chạy ra ngoài, nếu không những hộ phía trên ném rác, nước thải xuống bắn vào người", bà Thu nói. Có hôm áo quần phơi ở ban công phía sau chưa kịp lấy vào thì bị hộ ở tầng trên xả nước xuống, ướt hết phải giặt lại.
Không chỉ cảnh quan, môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước của người dân cũng không đảm bảo. Họ phải dùng giẻ mỏng bịt miệng ống để hạn chế bớt rong, rêu chảy ra. Sau một đêm, các miếng vải đã bám đầy cặn rêu.
Nhiều hộ dân phải mua bình nước về nấu nướng, còn "nước sạch" theo đường ống của chung cư dùng tắm, giặt.
Không chỉ cảnh quan, môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước của người dân cũng không đảm bảo. Họ phải dùng giẻ mỏng bịt miệng ống để hạn chế bớt rong, rêu chảy ra. Sau một đêm, các miếng vải đã bám đầy cặn rêu.
Nhiều hộ dân phải mua bình nước về nấu nướng, còn "nước sạch" theo đường ống của chung cư dùng tắm, giặt.
Dù khoảng đất trống giữa hai tòa nhà ô nhiễm, lũ trẻ vẫn thường ra chơi đùa, bất chấp mùi hôi và nhiều vũng nước tù đọng lâu ngày. Nhiều em cho biết mùa hè sẽ được cha mẹ cho về quê vì "ở đây không có sân chơi".
Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, cho biết sắp tới sẽ kiểm định các chung cư. Chủ trương của thành phố là những chung cư đã xuống cấp, ảnh hưởng đến cảnh quan sẽ đập bỏ và làm mới để bố trí lại cho người dân. Trong đó, thành phố đang tính toán dành thêm quỹ đất để chung cư sau này được xây dựng với diện tích và quy mô lớn hơn.
Dù khoảng đất trống giữa hai tòa nhà ô nhiễm, lũ trẻ vẫn thường ra chơi đùa, bất chấp mùi hôi và nhiều vũng nước tù đọng lâu ngày. Nhiều em cho biết mùa hè sẽ được cha mẹ cho về quê vì "ở đây không có sân chơi".
Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, cho biết sắp tới sẽ kiểm định các chung cư. Chủ trương của thành phố là những chung cư đã xuống cấp, ảnh hưởng đến cảnh quan sẽ đập bỏ và làm mới để bố trí lại cho người dân. Trong đó, thành phố đang tính toán dành thêm quỹ đất để chung cư sau này được xây dựng với diện tích và quy mô lớn hơn.
Cảnh nhếch nhác ở chung cư Hoà Minh. Video: Nguyễn Đông
Nguyễn Đông