IETF (Internet Engineering Task Force) đã thành lập một nhóm triển khai NGTrans Working Group để hỗ trợ việc chuyển đổi IPv6 và đề xuất giải pháp kỹ thuật để đạt được mục tiêu.
Bối cảnh
Phiên bản IPv6 gắn theo nhiều sự thay đổi lớn. Không chỉ chiều dài của địa chỉ IP sẽ được mở rộng thành 128 bit, mà cả định dạng của đầu mục gói dữ liệu IP cũng thay đổi. Chuyển từ IPv4 sang IPv6 là tạo một cơ chế để cả 2 phiên bản có thể cùng tồn tại và được tiêu chuẩn hóa.
Ngày nay, hàng trăm triệu người kết nối với Internet và một số lượng tương ứng các máy chủ và thiết bị sử dụng giao thức IP. Dịch chuyển từ IPv4 sang IPv6 giống như “mô hình Y2K” có vẻ như không thực tế. Việc chuyển đổi diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn như vậy đòi hỏi phải tái định nghĩa kế hoạch thiết lập địa chỉ IPv6 trên phạm vi toàn cầu, cài đặt giao thức IPv6 trên tất cả các bộ định tuyến và máy chủ, và điều chỉnh tất cả các ứng dụng hiện hành để có thể thích ứng với IPv6. Điều này đòi hỏi một khoản kinh phí rất lớn và sẽ gây ra những gián đoạn dịch vụ không thể chấp nhận được. Biện pháp như vậy cũng trở nên vô ích khi nhiều ứng dụng hiện hành không đòi hỏi phải ngay lập tức triển khai IPv6 hoặc không được thiết kế để sử dụng các chức năng mới mà IPv6 đem lại.
Không có nguyên tắc chung nào có thể áp dụng cho quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6. Trong một số trường hợp, chuyển trực tiếp sang IPv6 sẽ là câu trả lời. Ví dụ, IPv6 có thể được thúc đẩy bằng một quyết định chính trị để mở rộng số lượng địa chỉ IP để duy trì tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước. Một ví dụ khác là việc triển khai kiến trúc IP mới với quy mô lớn (như mạng di động hoặc gia đình) để cung cấp các ứng dụng và dịch vụ mới không bị gián đoạn.
Đối với các ISP và doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng duy trì cơ sở mà họ đã đầu tư rất nhiều vào đó, IPv4. Một số nghiên cứu ước tính quá trình chuyển đổi sẽ kéo dài từ hôm nay cho đến 2030 hay 2040. Vào thời điểm đó, tất cả các mạng IPv4 sẽ hoàn toàn biến mất.
Vấn đề kỹ thuật
Có 3 kỹ thuật chính cần thực hiện trong việc chuyển đổi mà nhóm NGTrans đã xác định. Kỹ thuật đầu tiên là giúp hệ thống mạng có thể hỗ trợ cả 2 phiên bản giao thức. Điều này đòi hỏi các bộ định tuyến và máy chủ phải được cải cả IPv4 và IPv6. Vào thời điểm hiện tại, biện pháp này là nền tảng để đưa IPv6 vào cấu trúc mạng IPv4 hiện hành. Nhược điểm của phương pháp này là trong mọi máy đều phải có địa chỉ IPv4. Điều này sẽ gây khó chịu vì IPv6 đã được xây dựng một cách chính xác.
Kỹ thuật thứ hai phụ thuộc vào các kênh kết nối. Kênh kết nối giúp thông suốt liên lạc giữa các IP. Ví dụ, một mạng IPv6 riêng rẽ có thể tương tác với dịch vụ trên mạng IPv4 bằng một kênh dẫn. Các gói dữ liệu IPv6 được một bộ định tuyến bọc lại trước khi vận chuyển qua mạng IPv4 và được tháo lớp vỏ đó khi tới biên giới của mạng IPv6. Các kênh kết nối có thể được thiết lập dạng tĩnh hoặc động.
Kỹ thuật cuối cùng sử dụng cơ chế biên dịch. Biên dịch là cần thiết khi máy chủ IPv6 duy nhất phải tương tác với một máy chủ IPv4. Ít nhất, phần đầu mục của IP sẽ phải được biên dịch, nhưng quá trình này sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều nếu ứng dụng đó xử lý các địa chỉ IP. Trên thực tế, việc biên dịch thừa hưởng lại đa phần sự cố của Chương trình Biên dịch Địa chỉ Mạng IPv4.
Các kỹ thuật này cần phải được hòa trộn và tương ứng với nhau theo nhiều cách khác nhau.
Văn Bình (theo ISOC)