Ông Bành Tiến Long. Ảnh: H.H. |
"Việc ra đề thi và kỹ thuật làm thi trắc nghiệm có thể hoàn thiện dần. Muốn thực hiện việc trừ điểm thì phải có chủ trương chính thức cũng như thông báo và hướng dẫn cụ thể", ông Long nói.
Theo Thứ trưởng Long, nếu Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) và các nhà chuyên môn cho rằng đây là phương án tốt, Bộ sẽ họp để xem xét. "Thời gian vẫn còn đủ để thay đổi, không ảnh hưởng gì", ông Long nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí cho biết, nhằm tránh trường hợp điền "ăn may", ngay trong mùa thi 2008, thí sinh làm sai đáp án trắc nghiệm sẽ bị trừ 1/4 số điểm của câu hỏi đó.
Tiến sĩ Ninh còn nói thêm, phương pháp trừ điểm theo luật xác suất này đã được nhiều nước áp dụng khi thi trắc nghiệm. Những năm qua chúng ta chưa làm là vì mới áp dụng trắc nghiệm nên phải tạo thuận lợi cho thí sinh.
Tại một số cuộc họp của Bộ, một số chuyên gia đề cập tới biện pháp trừ điểm thí sinh làm sai đáp án để đo lường khả năng của học sinh chính xác hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến từ giáo viên, học sinh lại phản đối đề xuất trên với lý do học sinh còn bỡ ngỡ với thi trắc nghiệm.
Tiến Dũng
Người gửi: Việt Hưng
Theo tôi, kiến thức là vô cùng, trong khi các câu hỏi trắc nghiệm luôn đánh lừa thí sinh. Do vậy, việc đánh sai đáp án chưa thể đánh giá là do thí sinh đánh bừa để cầu may.
Do đó, cần cân nhắc lại việc này, nếu phải làm để hạn chế tình trạng cầu may thì nên tăng số câu hỏi trong một câu để số điểm bị trừ sẽ ít hơn cho thí sinh.
Người gửi: nguyen thi huong
Việc trừ điểm đồi với những câu trả lời sai chưa lên áp dụng trong năm nay. Các em học sinh vẫn còn đang bỡ ngỡ với kiểu thi trắc nghiệm nên nhiều em rất lúng túng trong quá trình làm bài thi. Điều này sẽ tạo lên áp lực tâm lý ảnh hưởng tới kết quả của thí sinh.
Người gửi: Đỗ Mạnh Hùng
Tiến sĩ Nguyễn An Ninh có nói phương pháp này được nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhưng tôi lại chưa từng thấy. Tôi đã tham gia nhiều các kỳ thi chuẩn quốc tế như SAT, GRE, GMAT và TOEFL.
Và trong các bài thi này, việc trả lời sai không hề bị trừ điểm. Ngược lại, để bù trừ cho xác suất "Right Guessing", Educational Testing Service (ETS) có điều chỉnh phương pháp tính điểm total của toàn bộ bài thi. Tôi cho rằng làm như thế khoa học hơn, hợp cả lý lẫn tình. Bởi lẽ, yếu tố may rủi luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của con người.
Tôi mong VnExpress sẽ có thể trưng cầu ý kiến của dư luận để giúp toàn xã hội có được những chính sách giáo dục hợp lý chứ với những gì mà Cục Khảo thí làm trong những năm qua, tôi thấy chưa thuyết phục và hiệu quả.