Chùa Dơi (hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup) nằm tại phường 3, TP Sóc Trăng, gắn với quần thể kiến trúc tiêu biểu về tín ngưỡng của dân tộc Khmer, được công nhận di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 1999. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống của người Khmer. Trong ảnh là khu vực chánh điện của chùa, được bao quanh bởi rừng cây sao, dầu cổ thụ.
Chùa Dơi (hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup) nằm tại phường 3, TP Sóc Trăng, gắn với quần thể kiến trúc tiêu biểu về tín ngưỡng của dân tộc Khmer, được công nhận di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 1999. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống của người Khmer. Trong ảnh là khu vực chánh điện của chùa, được bao quanh bởi rừng cây sao, dầu cổ thụ.
Hai du khách nước ngoài đi ngang qua mặt tiền chánh điện chùa Dơi hôm 16/2. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách đến chùa giảm so với trước đây.
Hai du khách nước ngoài đi ngang qua mặt tiền chánh điện chùa Dơi hôm 16/2. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách đến chùa giảm so với trước đây.
Chánh điện chùa Dơi nhìn từ phía sau. Theo Thượng tọa Lâm Tú Linh, Phó Trụ trì của chùa, nơi này hình thành năm 1569, với kiến trúc đơn giản từ tre và mái lá. Trải qua các đợt trùng tu, chùa trở nên khang trang hơn như du khách thấy ngày nay.
Ngoài chánh điện, chùa Dơi còn có các kiến trúc đặc trưng của người Khmer như Sala (hội trường cúng lễ), tăng xá (nơi nghỉ ngơi của các vị sư), các bảo tháp và miếu bà Đen để người dân đến cầu nguyện.
Chánh điện chùa Dơi nhìn từ phía sau. Theo Thượng tọa Lâm Tú Linh, Phó Trụ trì của chùa, nơi này hình thành năm 1569, với kiến trúc đơn giản từ tre và mái lá. Trải qua các đợt trùng tu, chùa trở nên khang trang hơn như du khách thấy ngày nay.
Ngoài chánh điện, chùa Dơi còn có các kiến trúc đặc trưng của người Khmer như Sala (hội trường cúng lễ), tăng xá (nơi nghỉ ngơi của các vị sư), các bảo tháp và miếu bà Đen để người dân đến cầu nguyện.
Loài dơi sống tại chùa chủ yếu là dơi quạ, dơi ngựa. Con trưởng thành có sải cánh 1 - 1,5 m và trọng lượng 0,5 - 1 kg. Lúc trời chạng vạng tối, đàn dơi bay đi kiếm ăn rồi quay về vào khoảng 3 - 4h sáng hôm sau.
Thượng tọa Linh chia sẻ, cách đây mấy chục năm, đàn dơi hàng trăm nghìn con đậu kín trên cành nhưng nay số lượng đã giảm nhiều do bị săn bắt khi chúng đi kiếm ăn đêm. "Cảnh dơi bay rợp một khoảng trời rộng vào mỗi chiều tối chỉ còn trong ký ức", ông nhớ lại.
Loài dơi sống tại chùa chủ yếu là dơi quạ, dơi ngựa. Con trưởng thành có sải cánh 1 - 1,5 m và trọng lượng 0,5 - 1 kg. Lúc trời chạng vạng tối, đàn dơi bay đi kiếm ăn rồi quay về vào khoảng 3 - 4h sáng hôm sau.
Thượng tọa Linh chia sẻ, cách đây mấy chục năm, đàn dơi hàng trăm nghìn con đậu kín trên cành nhưng nay số lượng đã giảm nhiều do bị săn bắt khi chúng đi kiếm ăn đêm. "Cảnh dơi bay rợp một khoảng trời rộng vào mỗi chiều tối chỉ còn trong ký ức", ông nhớ lại.
Nữ du khách đang cầu nguyện trước tượng Phật Thích Ca bên ngoài chánh điện chùa. Pho tượng này làm bằng đá nguyên khối cao 1,5 m, ngự trên một tòa sen cao. Xung quanh tượng trang trí các hoa văn, họa tiết đặc trưng của người Khmer.
Nữ du khách đang cầu nguyện trước tượng Phật Thích Ca bên ngoài chánh điện chùa. Pho tượng này làm bằng đá nguyên khối cao 1,5 m, ngự trên một tòa sen cao. Xung quanh tượng trang trí các hoa văn, họa tiết đặc trưng của người Khmer.
Một vị sư thắp hương trong không gian yên bình của ngôi chùa.
Những vị sư đọc sách bên khung cửa. Phía trên các cột là tượng đắp nổi mô tả cảnh tiên nữ Khmer chắp tay hành lễ.
Những vị sư đọc sách bên khung cửa. Phía trên các cột là tượng đắp nổi mô tả cảnh tiên nữ Khmer chắp tay hành lễ.
Các nhà sư của chùa khiêng những bao lúa vừa thu hoạch xong vụ đông xuân. Hình ảnh nhà sư lao động thu hoạch lúa hay phụ xây chùa là một nét đặc trưng tại các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.
Các nhà sư của chùa khiêng những bao lúa vừa thu hoạch xong vụ đông xuân. Hình ảnh nhà sư lao động thu hoạch lúa hay phụ xây chùa là một nét đặc trưng tại các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.
Nhà sư đang giới thiệu với khách mô hình ghe cỡ nhỏ bên cạnh chiếc ghe ngo trưng bày trong khuôn viên chùa. Theo văn hóa tâm linh ở địa phương, mỗi chiếc ghe ngo (dài khoảng 22 - 27 m) là sản phẩm của một ngôi chùa, đại diện cho các ấp của người Khmer.
Nhà sư đang giới thiệu với khách mô hình ghe cỡ nhỏ bên cạnh chiếc ghe ngo trưng bày trong khuôn viên chùa. Theo văn hóa tâm linh ở địa phương, mỗi chiếc ghe ngo (dài khoảng 22 - 27 m) là sản phẩm của một ngôi chùa, đại diện cho các ấp của người Khmer.
Huỳnh Phương
Ảnh: Đinh Công Tâm, Triệu Hớn Võ