Thứ năm, 28/11/2024
Thứ sáu, 1/8/2014, 16:46 (GMT+7)

Chu Vĩnh Khang những ngày trên đỉnh cao quyền lực

Từ một kỹ sư địa chất, Chu Vĩnh Khang dần thăng tiến và trở thành một trong chín người quyền lực nhất Trung Quốc trước khi bị điều tra về tội danh tham nhũng cuối năm 2012.

Ông Chu Vĩnh Khang đảm nhiệm chức Phó tổng giám đốc kiêm Bí thư đảng ủy tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNPC) năm 1996. Trong ảnh là Chu Vĩnh Khang cùng Tổng giám đốc CNPC Vương Đào chỉ đạo xây dựng văn phòng  khai thác dầu khí ở bình nguyên Tarim năm 1989. Đây là nơi có trữ lượng dầu mỏ dồi dào nằm ở tỉnh Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.

Chu Vĩnh Khang tốt nghiệp Học viện Dầu khí Bắc Kinh, nay là Đại học Dầu khí Trung Quốc và bắt đầu làm việc tại CNPC từ năm 1988. Trong ảnh là Chu Vĩnh Khang cùng các công nhân của mỏ dầu Vương Giác trong chuyến đi khảo sát trận lụt ở Giang Tô năm 1991.

Từ năm 1999 đến 2002, Chu Vĩnh Khang làm bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên. Trong ảnh là Chu Vĩnh Khang trong lễ đón tiếp tỷ phú từ thiện người Hong Kong Lý Gia Thành cùng đoàn khảo sát của quỹ phát triển giáo dục miền tây đến Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc tháng 2/2001.

Năm 2002, Chu Vĩnh Khang đảm nhận chức Bộ trưởng Công an Trung Quốc. Trong ảnh là ông Chu, giữa, đến thăm doanh trại quân đội nhân dân ở Tứ Xuyên trước khi lên Bắc Kinh nhậm chức.

Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm làm Ủy viên Quốc vụ viện trong kỳ họp toàn thể lần thứ 7 của Quốc hội Trung Quốc tháng 3/2003. Trong ảnh, ông Chu đang thăm hỏi lực lượng cảnh sát phòng chống bạo động trên biển năm 2004.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI của Trung Quốc năm 2012 trùng với ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Chu Vĩnh Khang chụp ảnh lưu niệm cùng đồng minh Bạc Hy Lai (thứ 5 từ phải sang) và các nữ đại biểu thành phố Trùng Khánh.

Năm 2007, Chu Vĩnh Khang trở thành Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, cùng với Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường trở thành năm người quyền lực nhất đất nước. Trong ảnh là Chu Vĩnh Khang trong cuộc hội kiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 21/9/2012.

Ông Chu Vĩnh Khang bỏ phiếu trong kỳ đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 năm 2012. Sau kỳ đại hội này, ông Chu nghỉ hưu.

Hồng Hạnh (Ảnh: Xinhua)