9h30 sáng, lễ hội Tịch điền diễn ra tại thửa ruộng của thôn Đọi Nhì, xã Tiên Sơn.
Nghi lễ bắt đầu bằng màn biểu diễn trống của đội trống nữ thôn Đọi Tam, xã Tiên Sơn.
Nghệ nhân Phạm Trí Khang đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.
Tương truyền, lễ hội Tịch điền có nguồn gốc từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), người vốn trọng nông nghiệp, sống gần gũi với người dân. Nhận thấy vùng núi Đọi sông Châu có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư, sau khi lên ngôi, vào mùa xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan trực tiếp cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống.
Nghệ nhân Phạm Trí Khang đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.
Tương truyền, lễ hội Tịch điền có nguồn gốc từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), người vốn trọng nông nghiệp, sống gần gũi với người dân. Nhận thấy vùng núi Đọi sông Châu có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư, sau khi lên ngôi, vào mùa xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan trực tiếp cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ dâng hương mở đầu lễ hội khuyến khích phát triển nông nghiệp, mong cho nhà nhà no đủ, đất nước mạnh giàu, quê hương yên bình.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ dâng hương mở đầu lễ hội khuyến khích phát triển nông nghiệp, mong cho nhà nhà no đủ, đất nước mạnh giàu, quê hương yên bình.
Ông Nguyễn Ngọc An, 72 tuổi, ở thôn Linh Trung, vào vai vua Lê Đại Hành. Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày.
Người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.
Ông Nguyễn Ngọc An, 72 tuổi, ở thôn Linh Trung, vào vai vua Lê Đại Hành. Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày.
Người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.
Theo thứ tự, vua Lê Đại Hành dẫn trâu cày 3 sá ruộng (đường cày), rồi tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.
Theo thứ tự, vua Lê Đại Hành dẫn trâu cày 3 sá ruộng (đường cày), rồi tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong bộ quần áo nâu, cày ruộng trong lễ hội xuống đồng lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong bộ quần áo nâu, cày ruộng trong lễ hội xuống đồng lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ.
Các trâu cày đều khỏe mạnh, nhiều con được trang trí hoa văn. Để phòng chống dịch Covid, phần hội được rút gọn, chỉ còn thi vẽ, trang trí trâu cày.
Các trâu cày đều khỏe mạnh, nhiều con được trang trí hoa văn. Để phòng chống dịch Covid, phần hội được rút gọn, chỉ còn thi vẽ, trang trí trâu cày.
Theo sau các đường cày là các cô gái gieo hạt giống, tiếp đó tới màn múa rồng làm tăng thêm phần sôi động cho lễ hội.
Theo sau các đường cày là các cô gái gieo hạt giống, tiếp đó tới màn múa rồng làm tăng thêm phần sôi động cho lễ hội.
Lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương và các tỉnh lân cận tới theo dõi. Lực lượng an ninh được huy động để đảm bảo an toàn.
Lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương và các tỉnh lân cận tới theo dõi. Lực lượng an ninh được huy động để đảm bảo an toàn.
Chủ tịch nước đi cày trong lễ hội Tịch điền. Video: Huy Mạnh
Ngọc Thành