Đây là nhận định của ông Trương Gia Bảo - Chủ tịch Liên minh Chuyển đổi số DTS tại diễn đàn "Chuyển đổi số trong phát triển du lịch Long An tổ chức hôm 17/11. Tại đây, ông Bảo nhấn mạnh các địa phương, trong đó có Long An cần quan tâm hơn đến việc xây dựng thưởng hiệu du lịch trên nền tảng online. Nền tảng này là một cuộc chiến về "từ khóa" giúp địa phương định hình ấn tượng trong mắt du khách như nhắc đến dừa sẽ nghĩ đến Bến Tre, cua ở Cà Mau...
Long An cũng cần phải xây dựng thế mạnh để du khách biết được đặc trưng của địa phương. Long An hoàn toàn có thể nhờ hiện diện online để phát triển thương hiệu tỉnh thành thương hiệu quốc gia và về sau là thương hiệu quốc tế, để có mạng lưới bán hàng rộng trong tương lai", ông Bảo nói.
Việc áp dụng các công nghệ như: IOT, IA, Blockchain, Metaverse,... và khai thác các thế mạnh từ chúng cũng có thể giúp doanh nghiệp du lịch có thêm lợi thế kinh doanh. Những công nghệ này cho phép du khách có thể trải nghiệm du lịch thực tế ảo, đưa sản phẩm địa phương đến gần hơn với người dùng mục tiêu. "Du lịch thực tế ảo có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, trải nghiệm các điểm du lịch trên internet trước và trong chuyến đi của khách hàng giống như đời thực", ông Bảo khẳng định.
Quảng bá du lịch tỉnh Long An có thể áp dụng thông qua tái tạo hình ảnh, video, các yếu tố đa phương tiện khác như hiệu ứng âm thanh, âm nhạc hoặc tường thuật, mô tả, văn bản. Để đáp ứng xu hướng cá nhân hóa du lịch với hình thức tự túc, địa phương có thể ứng dụng tour ảo để giúp du khách hình dung đầy đủ lịch trình trước khi đi.
Theo Chủ tịch DTS, ngày càng có nhiều thiết bị kết nối internet, các doanh nghiệp lữ hành, du lịch có thể tìm cách khai thác để giúp phục vụ khách hàng thuận tiện và hiệu quả hơn. Khai thác dữ liệu IoT vừa giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán sản phẩm du lịch, gần gũi hơn với khách hàng, đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm và dễ dàng lựa chọn gói sản phẩm phù hợp.
Theo ông Bảo, Long An có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, là cửa ngõ kết nối giữa TP HCM với các tỉnh miền Tây. Đây cũng là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa với các điểm tham quan du lịch có sức hút đối với du khách. "Với sự phát triển của ngành công nghệ và việc Việt Nam nằm trong top ba nước xuất khẩu phần mềm trên thế giới thì đây là cơ hội để đưa những thông tin và đặc sản của Long An nói riêng, các địa phương trên cả nước đến với thế giới dễ dàng hơn", ông Bảo nhấn mạnh.
Nhận định thêm về ngành du lịch, lãnh đạo DTS cho rằng điều kiện cần và đủ đối với các doanh nghiệp của Long An là cần đáp ứng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, ông khuyến cáo ngành du lịch đã thay đổi rất nhiều sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Do vậy, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá của khách hàng cũng thay đổi, ngành du lịch cần phải cập nhật lại để phù hợp hơn.
Cùng với đó, nhiều công ty công nghệ, các công ty cung cấp dịch vụ du lịch lớn của thế giới và Việt Nam đã mang đến cơ hội cũng như tệp khách hàng lớn cho ngành du lịch. Vì vậy việc đáp ứng tiêu chí của các đối tác này cũng là điều nên chú trọng để có thể nhanh chóng hòa nhập cùng các chuỗi cung ứng ngành du lịch. Việc kết nối với các tập đoàn công nghệ, thương mại điện tử của nước ngoài tại Việt Nam, các trang đánh giá, review,... sẽ giúp doanh nghiệp du lịch không bị lỗi thời hay bị gạt khỏi cuộc đua của du lịch thế giới.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An cho hay tỉnh này xác định năm 2022 là "năm hành động, tạo bước ngoặt chiến lược về chuyển đổi số", nên quyết tâm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, bao trùm lên các ngành, lĩnh vực và trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó, đặc biệt chú trọng chuyển đổi số trong phát triển du lịch, nhằm đưa du lịch Long An trở thành ngành kinh tế quan trọng có đóng góp tích cực vào GDP của tỉnh và của khu vực.
Hoài Phương