Tố Hữu có nhiều tập thơ nổi tiếng như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Từ ấy là tập thơ đầu, được ông sáng tác khoảng 10 năm (1937-1946).
Phần lớn bài thơ trong tập được đăng trên báo chí công khai và bí mật từ những năm 1938, sau đó được tập hợp và xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề Thơ. Năm 1959, tập thơ được tái bản có sửa chữa, bổ sung, dưới tên gọi Từ ấy.
Từ ấy gồm 71 bài thơ, với ba phần: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài). Tương ứng với các phần là ba giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, thông qua chặng đường hoạt động 10 năm của Tố Hữu.
Nổi bật nhất trong tập thơ là bài Từ ấy, được Tố Hữu viết vào năm 1938 khi ông vừa được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Câu 3: "Núi, nguồn" trong những câu thơ sau của Tố Hữu nhắc đến địa danh nào?
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.