Trước ngày lễ hiến tế Eid al-Adha, tín đồ Hồi giáo thường mang đến chợ bán các loại gia súc dùng để hiến tế như lạc đà, bò, dê... Các con vật thường được trang trí sao cho bắt mắt để thu hút người mua. Một người dân đang tỉa lông lạc đà và trang trí cho nó các hoa văn. Quang cảnh chợ bán động vật phục vụ cho lễ Eid Al-Adha, hôm 22/9 tại Karachi, Pakistan. Lễ hiến tế là một trong những kỳ nghỉ lâu đời nhất của người Hồi giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn gốc của lễ hội bắt đầu từ câu chuyện về nhà tiên tri Ibrahim (Abraham) phục tùng hoàn toàn thần thánh bằng việc hiến dâng con trai của mình. Vị thánh sau đó gửi một con cừu đực cho Ibrahim để hiến tế thay. Theo giáo huấn của Mohamed, gia trưởng của các gia đình sẽ phải là người đi mua những con vật để dùng hiến tế. Do đó vào buổi sáng, họ sẽ tham gia vào buổi lễ cầu nguyện đặc biệt ở Thánh đường. Sau khi về nhà, họ sẽ phải mang theo một người giết mổ nếu không muốn tự tay làm việc này. Thịt của những con vật được giết trong ngày này được chia làm ba phần: một cho người nghèo, một cho họ hàng và một cho gia đình. Lễ hiến tế này mang ý nghĩa: vì Đức Tối Cao, các tín đồ có thể hiến dâng mọi thứ tốt đẹp nhất của mình. Đây cũng là một hành động thể hiện sự biết ơn đối với thượng đế và sự nhân đức trong mỗi tín đồ đạo Hồi. Trong khu chợ, người dân không chỉ bán các con vật mà còn bày bán những con dao sắc nhọn - dụng cụ dùng để phục vụ cho việc giết mổ. Năm 2015, lễ hiến tế ở Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu với arife (ngày chuẩn bị) vào 23/9 và ngày đầu tiên của kỳ nghỉ theo lịch Hồi giáo là 24/9, kéo dài liên tiếp đến 27/9. Xem thêm: Lễ hiến tế ở Thổ Nhĩ Kỳ Anh MinhVì sao số người hành hương tới Mecca ngày càng tăng Lạc đà làm chứng hôn đám cưới ở Nhật