Khoảng 4 giờ sáng, khi những chiếc xe tải chở dế, cào cào, sâu, nhái, liu điu... từ các huyện Hóc Môn, Củ Chi (TP HCM) và Tây Ninh "cập bến" ở góc đường Chế Lan Viên - Trường Chinh cũng là lúc chợ côn trùng bắt đầu hoạt động. Người bán ở chợ chủ yếu bỏ sỉ cho các tiểu thương về bán lại cho những người nuôi chim, gia cầm, cá.
Khoảng 4 giờ sáng, khi những chiếc xe tải chở dế, cào cào, sâu, nhái, liu điu... từ các huyện Hóc Môn, Củ Chi (TP HCM) và Tây Ninh "cập bến" ở góc đường Chế Lan Viên - Trường Chinh cũng là lúc chợ côn trùng bắt đầu hoạt động. Người bán ở chợ chủ yếu bỏ sỉ cho các tiểu thương về bán lại cho những người nuôi chim, gia cầm, cá.
Ông Võ Văn Tánh (ở Tây Ninh) chuyển những bao tải chứa dế xuống vỉa hè đường Chế Lan Viên. Hơn 10 năm nay, đêm nào ông cũng lái xe từ nhà cách đó hơn 70 km đến chợ.
"Tôi chủ yếu bán dế do nhà nuôi và cào cào do nông dân vợt từ đồng ruộng bán lại. Mỗi đêm, xe chở khoảng 300 cân dế và hơn 1.000 bịch cào cào.", người đàn ông 53 tuổi cho biết.
Ông Võ Văn Tánh (ở Tây Ninh) chuyển những bao tải chứa dế xuống vỉa hè đường Chế Lan Viên. Hơn 10 năm nay, đêm nào ông cũng lái xe từ nhà cách đó hơn 70 km đến chợ.
"Tôi chủ yếu bán dế do nhà nuôi và cào cào do nông dân vợt từ đồng ruộng bán lại. Mỗi đêm, xe chở khoảng 300 cân dế và hơn 1.000 bịch cào cào.", người đàn ông 53 tuổi cho biết.
Ngoài xe tải, các loại côn trùng còn được chở bằng xe máy đến chợ.
"Nhà tôi có nuôi sâu gạo với dế nên đêm nào tôi cũng đến đây giao cho khách quen. Đồng thời tôi còn lấy thêm cào cào đi bán lẻ cho tiệm khác", người đàn ông nói, tay liên tục ném những bịch sâu gạo xuống vỉa hè.
Ngoài xe tải, các loại côn trùng còn được chở bằng xe máy đến chợ.
"Nhà tôi có nuôi sâu gạo với dế nên đêm nào tôi cũng đến đây giao cho khách quen. Đồng thời tôi còn lấy thêm cào cào đi bán lẻ cho tiệm khác", người đàn ông nói, tay liên tục ném những bịch sâu gạo xuống vỉa hè.
Sâu gạo thường được chứa trong các túi có trọng lượng 1 kg, giá bán 100.000 đồng một ký. Loại côn trùng này thường dùng để nuôi chim, cá cảnh.
Sâu gạo thường được chứa trong các túi có trọng lượng 1 kg, giá bán 100.000 đồng một ký. Loại côn trùng này thường dùng để nuôi chim, cá cảnh.
Mỗi đêm, bà Lê Thị Diệp chạy xe 15 km từ quận 8 lên mua 200 bịch cào cào và 20 cân dế về bán tại nhà. "Vì côn trùng chỉ bán được khi còn sống nên tôi lấy vừa đủ bán hết trong ngày. Hôm nào ế quá thì bỏ trong ngăn mát tủ lạnh, chúng vẫn sống tốt", người phụ nữ 40 tuổi nói.
Mỗi đêm, bà Lê Thị Diệp chạy xe 15 km từ quận 8 lên mua 200 bịch cào cào và 20 cân dế về bán tại nhà. "Vì côn trùng chỉ bán được khi còn sống nên tôi lấy vừa đủ bán hết trong ngày. Hôm nào ế quá thì bỏ trong ngăn mát tủ lạnh, chúng vẫn sống tốt", người phụ nữ 40 tuổi nói.
Những con liu điu gần như là mặt hàng đắt nhất của chợ, có giá sỉ 12.000 đồng một bịch 4 con. Các tiểu thương cho biết, loài này khá hiếm, khó bắt nên chỉ có số lượng ít. Liu điu thường được người nuôi chim cảnh chọn làm thức ăn tẩm bổ để chim khoẻ, có giọng hót hay.
Những con liu điu gần như là mặt hàng đắt nhất của chợ, có giá sỉ 12.000 đồng một bịch 4 con. Các tiểu thương cho biết, loài này khá hiếm, khó bắt nên chỉ có số lượng ít. Liu điu thường được người nuôi chim cảnh chọn làm thức ăn tẩm bổ để chim khoẻ, có giọng hót hay.
Tuỳ thời điểm, chợ còn bán cả nhái, được bắt ở huyện Hóc Môn, Củ Chi. Loài này có giá sỉ 70.000 đồng cho mỗi 100 con, thường làm thức ăn nuôi cá.
Tuỳ thời điểm, chợ còn bán cả nhái, được bắt ở huyện Hóc Môn, Củ Chi. Loài này có giá sỉ 70.000 đồng cho mỗi 100 con, thường làm thức ăn nuôi cá.
Chợ còn có một số mặt hàng hiếm hơn như trứng kiến, có giá 220.000 đồng một kg, được dùng làm thức ăn nuôi cá.
Chợ còn có một số mặt hàng hiếm hơn như trứng kiến, có giá 220.000 đồng một kg, được dùng làm thức ăn nuôi cá.
Bà Nguyễn Thị Bảy (48 tuổi, ngụ quận 6) có thâm niên gần chục năm theo nghề thu mua côn trùng. Bà cho biết, cả hai vợ chồng đều làm nghề này bởi đây là nguồn thu nhập chính nuôi cả gia đình. Mỗi đêm bà chỉ chạy một chuyến hàng, kiếm được hơn 200.000 đồng tiền lời.
"Công việc này phải thức khuya dậy sớm rồi chạy xe hàng chục cây số mỗi đêm để kịp giao hàng. Cực nhất là những hôm trời mưa, côn trùng dễ chết khi dính nước. Cả năm gần như tôi không có ngày nghỉ, trừ ba ngày Tết", bà Bảy chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Bảy (48 tuổi, ngụ quận 6) có thâm niên gần chục năm theo nghề thu mua côn trùng. Bà cho biết, cả hai vợ chồng đều làm nghề này bởi đây là nguồn thu nhập chính nuôi cả gia đình. Mỗi đêm bà chỉ chạy một chuyến hàng, kiếm được hơn 200.000 đồng tiền lời.
"Công việc này phải thức khuya dậy sớm rồi chạy xe hàng chục cây số mỗi đêm để kịp giao hàng. Cực nhất là những hôm trời mưa, côn trùng dễ chết khi dính nước. Cả năm gần như tôi không có ngày nghỉ, trừ ba ngày Tết", bà Bảy chia sẻ.
Chợ nhộn nhịp nhất vào khoảng 5 giờ sáng, tấp nập tiểu thương tới chọn hàng. Mọi người đều lấy đủ số lượng đã đặt trước nên việc mua bán diễn ra nhanh chóng trong khoảng 15 phút.
Chợ nhộn nhịp nhất vào khoảng 5 giờ sáng, tấp nập tiểu thương tới chọn hàng. Mọi người đều lấy đủ số lượng đã đặt trước nên việc mua bán diễn ra nhanh chóng trong khoảng 15 phút.
Sau gần 10 phút lấy hàng, xe của mẹ con bà Huỳnh Thị Tư (64 tuổi) buộc đầy cào cào, sâu gạo... chuẩn bị đi bỏ mối những tiểu thương bán lẻ trên chợ côn trùng ở đường Thuận Kiều (quận 5). Nhiều người khác cũng chủ yếu giao ở khu chợ này.
Sau gần 10 phút lấy hàng, xe của mẹ con bà Huỳnh Thị Tư (64 tuổi) buộc đầy cào cào, sâu gạo... chuẩn bị đi bỏ mối những tiểu thương bán lẻ trên chợ côn trùng ở đường Thuận Kiều (quận 5). Nhiều người khác cũng chủ yếu giao ở khu chợ này.
Những xe chở côn trùng liên tục vào lấy hàng rồi rời đi nhanh chóng để kịp giao cho các điểm bán nhỏ lẻ khắp Sài Gòn. Chợ kết thúc trước 6h sáng để kịp trả mặt bằng cho các hộ kinh doanh khác.
Những xe chở côn trùng liên tục vào lấy hàng rồi rời đi nhanh chóng để kịp giao cho các điểm bán nhỏ lẻ khắp Sài Gòn. Chợ kết thúc trước 6h sáng để kịp trả mặt bằng cho các hộ kinh doanh khác.
Quỳnh Trần - Diệp Phan