Video được quay trong một thời gian dài cho thấy trước khi loài chim cánh cụt này di cư tới nơi sinh sản, băng tuyết còn chất đầy. Nhưng sau đó, khu vực nhanh chóng được phủ lớp phân trông giống như vùng bùn và tuyết bắt đầu tan ra.
Các nhà nghiên cứu thuộc dự án Penguin Watch, Đại học Oxford, cho biết có thể vùng phân tối màu đã giúp làm tuyết tan bằng cách hấp thụ nhiệt - quá trình được gọi là hiệu ứng suất phân.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Tom Hart, chuyên gia về chim cánh cụt, nhấn mạnh giả thuyết này vẫn đang được nguyên cứu và "tuyết có thể bị tan chảy bởi tác động của sự ăn mòn cơ học, khi những con chim cánh cụt di chuyển". Ngoài ra, những con chim cánh cụt cũng không nhận biết được phân của chúng làm tan băng.
Theo Hart, nghiên cứu của họ có thể giúp bảo vệ những loài cánh cụt đang có nguy cơ tuyệt chủng. Những con chim trong video là loài Gentoos, đang cạnh tranh mở rộng lãnh thổ với loài chim cánh cụt Adélie và Chinstrap.
"Gentoos phải đợi đá lộ ra mới có thể sinh sản", Hart cho biết. "Nếu chúng tìm cách có thêm đất sinh sản sớm hơn bằng cách làm tan tuyết thì khả năng cạnh tranh với loài Adélies và Chintraps sẽ tốt hơn".
Minh Anh