Với chiến lược "tạo ra một phong cách sống", CIMB nỗ lực cung cấp các dịch vụ tiếp cận khách hàng mỗi ngày.
Nỗ lực đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại
Theo Nghiên cứu của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua sắm của người dân sang thanh toán chủ yếu trên thiết bị di động. Khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ - Forrester cũng cho thấy, 58% người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch.
Cùng với sự thay đổi từ khách hàng, các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng nhanh chóng chuyển mình. Ngân hàng đóng vai trò trung tâm cung cấp dịch vụ tài chính, điều phối để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Nhiều ngân hàng bắt tay với fintech để tạo ra dịch vụ tiện lợi và trải nghiệm chất lượng hơn.
Ông Thomson Fam Siew Kat, Giám đốc điều hành CIMB Việt Nam cho biết, ngân hàng đã dự đoán và đưa ra giải pháp đáp ứng xu hướng mua sắm của người Việt. Đơn cử như việc hợp tác với đối tác Toss (Hàn Quốc) hay Finhay (Việt Nam) để hiện thực hoá mô hình "tài chính nhúng". Cụ thể, người dùng có thể đăng ký và quản lý một số dịch vụ ngân hàng thông qua kênh ngân hàng điện tử của Ngân hàng CIMB dạng web nhúng trên nền tảng ứng dụng của đối tác.
Theo đó, CIMB nỗ lực mở rộng nhiều tiện ích tài chính - ngân hàng, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch, tiết kiệm và huy động vốn mọi lúc mọi nơi với trải nghiệm ấn tượng.
"Chúng tôi đưa ra các dự đoán về xu hướng, đồng thời, mong muốn tạo ra các xu hướng trong tương lai. Khách hàng ngày càng yêu cầu trải nghiệm được kết nối - không phải là một ứng dụng hay một trang web, mà là trải nghiệm gắn kết cho phép làm những gì họ muốn, theo cách thuận tiện nhất", ông Thomson Fam Siew Kat cho biết thêm.
Như với thẻ tín dụng CIMB - Finhay, không cần đến chi nhánh ngân hàng, người dùng có thể mở thẻ ngay trên điện thoại bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, miễn phí với công nghệ video KYC (định danh khách hàng qua video).
Mô hình hợp tác giữa CIMB với các đối tác như Toss hay Finhay cũng mang lại những bước tiến ấn tượng. Nhờ đó, CIMB được tạp chí International Finance (Anh) vinh danh "Mô hình ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam 2021" (Most Innovative Digital Bank Vietnam 2021).
Hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng thế hệ Z
Số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng do thế hệ Z - được sinh ra sau khi Internet trở nên phổ biến đang dần trở thành lực lượng dân số chính. Ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của những người trẻ.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng qua Internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch trên mobile banking tại Việt Nam lên tới 200%. Giá trị giao dịch tiền với riêng kênh điện thoại di động hiện đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng mỗi ngày.
Để đáp ứng được nhu cầu và xu hướng của khách hàng, CIMB không ngừng cập nhật, phát triển những tính năng mới và đưa vào hoạt động dịch vụ hiện đại của ngân hàng. Chị Nguyễn Lan Hương (20 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, với một chiếc điện thoại có ứng dụng, chị không còn phải bận tâm sắp xếp thời gian ra ngân hàng mỗi khi cần. Không chỉ thanh toán tiền điện, nước.... chị còn có thể đổi mã PIN mới, khoá thẻ cũng như yêu cầu thay thế thẻ ngay trên ứng dụng.
Tháng 6, CIMB được trao tặng giải thưởng "Ngân hàng số Tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2021" từ Tạp chí Global Banking & Finance Review. Ngân hàng cũng vừa được vinh danh "Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam 2021" (Best Digital Bank of Vietnam 2021) của RBI Asia Trailblazers.
Đại diện CIMB cho biết, giải thưởng là sự ghi nhận cho chiến lược "tạo ra một phong cách sống" mà CIMB đang hướng tới: Đơn giản, Thông minh và Ngay lập tức.
An Nhiên