![]() |
Người ngồi đằng sau tấm gương, chỉ để lộ đầu trên mặt bàn. |
Xem chừng thì cái thân người chẳng có chỗ nào mà nấp dưới gầm bàn cả, vì bạn cũng nhìn rõ dưới gầm bàn chẳng có gì cả.
Khi nào bạn có dịp đi xem phép lạ ấy, bạn thử lấy một viên giấy ném vào gầm bàn thì sẽ lập tức tìm ra được bí quyết của phép lạ ấy: viên giấy đụng vào... một tấm gương!
Mà dù cho viên giấy đó không ném được tới bàn, bạn cũng vẫn phát hiện ra tấm gương bởi vì trong gương sẽ thấy ảnh của viên giấy.
Người làm trò đã lợi dụng tính chất phản xạ của ánh sáng. Chỉ cần đặt gương vào giữa các chân bàn là đủ để cho khán giả tưởng như dưới gầm bàn là trống rỗng - đương nhiên điều này chỉ có được trong trường hợp, trong gương không nhìn thấy hình phản chiếu của các đồ đạc trong nhà và các khán giả. Đó là lý do tại sao trong phòng phải rỗng không, tường phải hoàn toàn đồng nhất, sàn nhà phải quét sơn đều một màu, không được kẻ hoa và khán giả phải đứng xa gương một khoảng nhất định.
Đôi khi, trò ảo thuật được làm cho thật ly kỳ. Người biểu diễn thoạt đầu chỉ đặt lên sân khấu một cái bàn không: trên bàn chẳng có gì mà dưới bàn cũng chẳng có gì cả. Rồi sau, từ hậu trường, anh ta lấy ra một cái hòm con đóng kín và nói với khán giả rằng trong hòm đựng một cái đầu lâu sống (kỳ thực đó là một cái hòm không, không đáy). Anh ta đặt bàn lên hòm và khi lật cái thành hòm phía trước xuống thì khán giả quả nhiên nhìn thấy một cái đầu lâu biết nói. Chắc bạn đọc đã đoán được rằng trên mặt bàn có đục một cái lỗ đóng mở tùy tiện. Khi người biểu diễn đặt cái hòm rỗng không đáy lên bàn thì người núp dưới gầm bàn mở cái lỗ đó và thò đầu vào trong hòm.
Theo sách Vật lý vui