Bước chuyển mình của nền kinh tế chia sẻ
Theo Luxury Society, quan niệm "chia sẻ" đã nhen nhóm từ lâu, dễ nhận thấy qua các nền tảng cho phép người dùng thuê hoặc trao đổi các sản phẩm, dịch vụ. Hình thức này có thể dụng cho bất kỳ mặt hàng kinh doanh nào, từ quần áo (Rent the Runway), xe (Zipcar), tranh (Artiq) đến nhà cửa (Airbnb)...

"Nền kinh tế chia sẻ" trở thành xu hướng thời thượng của nhóm người trẻ. Ảnh: Rotaro.
Không còn tập trung vào nhóm khách tiết kiệm chi tiêu, các nền tảng này hướng đến giới thượng lưu, nhưng không bị bó buộc bởi quan niệm: phải sở hữu món đồ đó mới chứng minh địa vị của mình. Họ cũng nhận thức rằng các vấn đề xã hội quan trọng hơn tính sở hữu và chú trọng tính ứng dụng thực tế, linh hoạt mà các dịch vụ này mang đến.
Các nền tảng chia sẻ cho phép những người thu nhập thấp hơn có cơ hội tiếp cận món đồ xa xỉ. Một ngày lái chiếc xe Ferrari đẳng cấp hay ngồi trên chuyên cơ riêng không còn là mơ ước xa vời. Mặt khác, các chủ sở hữu, hay người cho thuê, là nhân tố chính cho vòng tuần hoàn này.
Lối sống tối giản
Thị trường bất động sản đang chứng kiến thế hệ khách hàng có xu hướng thu nhỏ và đơn giản hóa cuộc sống của họ. Trước khó khăn tài chính khi sở hữu một ngôi nhà, nhóm khách này muốn sống trong những căn chung cư nhỏ hơn. Nhiều người quyết định cho thuê hoặc sống cùng người khác để giảm thiểu chi phí.

Khách hàng đã không còn muốn sở hữu quá nhiều sản phẩm như trước. Ảnh: Courtesy.
"Nền kinh tế chia sẻ" phát triển dựa trên mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn của khách hàng. Việc kết nối và trở thành một phần của cộng đồng là điều các nền tảng mang đến chứ không đơn thuần là giao dịch một sản phẩm nào đó. Bên cạnh đó, thuê hay mua hàng secondhand là cách nhóm khách trẻ phản đối "thời trang nhanh" - nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường của ngành may mặc.
Tiêu dùng thông minh hơn
Georgie Hyatt - CEO kiêm đồng sáng lập trang thuê hàng hiệu Rotaro - cho biết: "Thời trang xa xỉ đang hướng đến nhiều giá trị hơn là tính sở hữu. Khi khí hậu đáng báo động, người tiêu dùng càng nhận thức rõ hơn hậu quả thời trang gây ra và tìm cách thay đổi. Thuê hàng hiệu là giải pháp cho lối tiêu dùng một lần ở đa số khách thượng lưu".

Cho thuê hoặc bán lại là cách bảo vệ môi trường của người tiêu dùng hiện đại. Ảnh: Courtesy.
Không chỉ cho thuê, các nền tảng còn phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hiệu đã qua sử dụng. Trong khi nhiều tín đồ muốn bán lại trang phục, phụ kiện để có nguồn tài chính "tậu" sản phẩm mới, còn người mua có thu nhập thấp hơn mong có cơ hội sở hữu món đồ đắt tiền.
TheRealReal (Mỹ) hay Reebonz (Singapore) là những nền tảng nổi bật trên thị trường secondhand. Tại Việt Nam, tín đồ có thể trao đổi, thuê hàng hiệu trên Joolux. Để bảo vệ quyền lợi người dùng, Joolux ứng dụng Entrupy - công nghệ kiểm định AI hiện đại - đảm bảo các sản phẩm giao dịch trên nền tảng đều là hàng chính hãng.
Vân Nguyễn (Theo Luxury Society)
Joolux là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu. Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp. |