"Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru con.
Mẹ - Có nghĩa là bắt đầu
Cho cuộc sống. Cho tình yêu. Cho hạnh phúc.
Mẹ - Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời. Một mặt đất. Một vầng trăng
Mẹ - Có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi không đòi lại bao giờ..."
Mẹ tôi - bà Trần Thị Thúy, xóm 2, xã Chất Bình, Kim Sơn, Ninh Bình - cũng như bao người phụ nữ tảo tần, vất vả và luôn yêu thương vô điều kiện, sẵn sàng hy sinh vì các con của mình. Đúng là "đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha", cha chúng tôi đã đột ngột đi xa, xa mãi đã 6 năm nay, mẹ tôi trở thành chỗ dựa duy nhất và là "gia tài" quý giá nhất của 3 chị em chúng tôi.
Cha mẹ tôi xuất thân cũng từ hai gia đình nông dân nghèo, khác làng mà cùng xã. Mẹ kể rằng 2 người đến với nhau qua mai mối và sắp đặt, chỉ quen nhau có vài tháng đã thành vợ thành chồng rồi sinh liên tiếp 3 đứa con "trứng gà trứng vịt" trong 4 năm liền. Vất vả là thế, nghèo khó là thế, nhưng chưa một lần nào chúng tôi thấy bố mẹ cãi nhau mà sống rất hòa thuận, chỉ một lòng tập trung quyết tâm chăm lo cho con cái, dù phải thường xuyên vay mượn nhưng tuyệt nhiên không để chúng tôi thấy một tiếng kêu than. Bố tôi bảo đời bố mẹ không được may mắn để có cơ hội học cao biết rộng, cho dù như thế nào thì bố mẹ cũng sẽ lo nuôi dưỡng và cho các con học hành đến nơi đến chốn, đó là cách duy nhất để có thể thoát khỏi cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", cứ "ráo mồ hôi là hết tiền". Để cố gắng trang trải cho cuộc sống, lo cho 3 đứa con ăn học, cha mẹ tôi - cặp vợ chồng nông dân đúng nghĩa, tảo tần thức khuya, dậy sớm, không quản bất cứ việc gì để làm thuê làm mướn, kiên định với niềm tin là tương lai, cuộc sống của các con sau này sẽ khác.
Nhà tôi nghèo lắm, khi còn bé, cha mẹ tôi vẫn luôn nhường các con chỗ khô và ấm nhất trên 2 cái giường xập xệ bị nước mưa dột ướt lạnh. Vì nhà không đủ chăn ấm, lo con bị lạnh, mỗi đêm mùa đông bố mẹ đều vào giường nằm trước, chỉ là để khi con học bài xong, thì chỗ con nằm đã ấm sẵn rồi. Không biết bao ngày tháng của những năm đã qua, chúng tôi thức khuya, dậy sớm học bài, bố mẹ lo con dậy rồi lại ngủ quên, nên cũng dậy, ngồi học bài chung với con, rót cho chúng tôi ly nước nóng, rồi ngồi nghe con học. Những kỷ niệm đó sẽ chẳng bao giờ chúng tôi có thể quên... Biết rằng những nhọc nhằn và khoản tiền mà bố mẹ vay nợ khi chúng tôi lớn dần, đặc biệt là khi bắt đầu đi học đại học xa nhà càng ngày càng nhiều hơn, chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài việc cố gắng học hành cho thật tốt và hy vọng rằng khi ra trường có việc làm sẽ cùng tích cóp trả nợ dần, bớt dần gánh nặng cho cha mẹ.
Giá như cho dù có nghèo khó và vất vả mà cuộc sống cứ thế bình yên trôi đi, chắc hẳn mẹ tôi cũng không bất hạnh đến như vậy. Một ngày cuối đông năm 2013, cha tôi đã đột ngột ra đi vì căn bệnh nhồi máu cơ tim, để lại bao điều nguyện ước còn dang dở về gia đình và con cái. Mẹ tôi kêu gào trong sự đau đớn, tuyệt vọng, 3 chị em tôi cũng sốc nặng. Đau buồn và thương tiếc vô cùng, sau đám tang bố, quay lại với cuộc sống bươn chải thường ngày, gia đình mất đi một người lao động chính, mẹ nghẹn ngào, lặng lẽ khóc từng đêm, không gì có thể diễn tả hết được gánh nặng, sự điêu đứng, lo âu chồng chất trên đôi vai gầy của mẹ.
Nhưng mọi bất hạnh cũng không dừng lại ở đó, 3 năm sau, giữa năm 2016, khi mà gánh nặng lo tiền ăn học, khoản nợ ngày càng nhiều hơn thì mẹ lại phát hiện bị mắc bệnh ung thư đại tràng. Cũng vì chỉ mải làm để kiếm tiền chăm lo cho các con, không để ý đến sức khỏe của mình nên mẹ đã bị bỏ qua các triệu chứng ban đầu của bệnh, khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn 3B. Năm đó chị tôi vừa mới ra trường, đang tìm cơ hội xin việc, chưa kịp đi làm để đỡ thêm gánh nặng cho mẹ, tôi và cậu em trai út đang là sinh viên năm cuối và năm thứ 3 đại học.
Mẹ phải đi điều trị, phẫu thuật mổ cắt khối u và truyền hóa chất. Nhìn mẹ gầy yếu, da xanh rớt, nôn mửa, mệt mỏi, đau đớn, không còn một chút sức sống nào vì những tác dụng phụ của hóa chất lòng tôi quặn thắt, xót xa và thương mẹ vô cùng. Có lẽ nếu để chứng kiến tận mắt, chắc hẳn mẹ là người phụ nữ kiên cường, nghị lực nhất mà tôi từng thấy. Cố cầm cự được 4 rồi 5 đợt truyền, tới đợt thứ 6 thì mẹ phải tạm dừng vì thiếu máu, không đủ hồng cầu. Ăn uống thì miệng đắng ngắt nhưng mẹ bảo mẹ sẽ cố, mẹ thương các con, mẹ không thể buông xuôi được dù nhiều khi đau đớn, mệt mỏi, cảm giác sống không bằng chết, muốn buông xuôi lắm, bố đã mất rồi, các con chỉ còn biết trông chờ vào mẹ, nên mẹ cố để còn mong có cơ hội khỏe lại, đi làm lo trả nợ và lo cho các con học xong cho trọn vẹn nguyện ước của bố. Thế rồi trong sự điêu đứng, thập tử nhất sinh ấy, mẹ cũng đã nỗ lực vượt qua được 8 đợt hóa trị, nhưng sau đó về nhà mẹ đã không còn đủ sức khỏe để lao động, làm ruộng vườn chăn nuôi như trước. Ba chị em tôi vô cùng lo lắng và bất an vì biết rằng bệnh ung thư của mẹ sẽ có thể bị di căn hoặc tái phát bất cứ lúc nào, lo lắng là vậy nhưng cũng không biết phải làm gì để yên tâm hơn được.
Sau biến cố này, có những lúc tưởng chừng không còn giữ được mẹ, tưởng chừng như đã sắp trở thành mồ côi, chúng tôi mới hiểu mẹ thực sự là gia tài quý giá nhất mà chúng tôi có được. Đúng là trong cuộc đời này, nếu có đi cả một vòng quả đất, người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ, có lẽ duy nhất chỉ một lần mẹ không thể ngăn được con tiếng khóc, chỉ là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con, là khi mẹ đã không còn... Chúng tôi sợ lắm, sợ sẽ phải mất mẹ và hiểu rằng phải cố gắng bằng mọi cách để giữ gìn sức khỏe cho mẹ.
May mắn là khi đó, trong họ nội của tôi có bác Vũ Huy Chương - là anh trai ruột của bố tôi, bác bị ung thư tuyến yên di căn xương mà vẫn sống khỏe sau gần 3 năm bệnh viện trả về. Đến thăm mẹ tôi, gửi tặng mấy hộp sản phẩm KSol mà bác vẫn dùng, rồi khuyên mẹ tôi hãy uống và cố gắng mua tiếp sử dụng đều đặn để cơ thể nhanh hồi phục, tăng cường sức khỏe. Sản phẩm KSol sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung bướu, KSol còn là một giải pháp rất hữu hiệu cho mục tiêu dự phòng ung thư và dự phòng tái phát và di căn cho rất nhiều người bệnh ung thư cho mẹ. Sau đó tôi mới biết, bác Chương đã chia sẻ câu chuyện về hành trình chiến thắng bệnh tật của mình trên phóng sự của các đài truyền hình VTV, VTC (bạn đọc có thể xem nội dung các phóng sự bên dưới đây). Hơn 2 năm qua, bác đã trở thành người truyền lửa niềm tin cho rất nhiều bệnh nhân ung thư khác trên cả nước.
Khi đó tôi cũng mới ra trường và bắt đầu đi làm, chị gái tôi và tôi đều chọn công việc ở tỉnh nhà để tiện về với mẹ hàng tuần, chỉ còn em trai út vẫn còn đang đi học ở Hà Nội. Chị em chúng tôi bàn nhau xin mẹ giao lại sổ nợ, sẽ chính thức nhận nhiệm vụ trả nợ cho những khoản vay chồng chất từ ngày bố mẹ lo cho chúng tôi ăn học và thời gian mẹ điều trị bệnh, cũng như tiền mua sản phẩm KSol cho mẹ dùng hàng tháng nếu nó thực sự tốt. Chúng tôi nói với mẹ rằng tiền chúng con có thể làm ra được, nhưng mẹ thì không, mẹ luôn là duy nhất, mẹ chỉ có một, không thể thay thế, mẹ phải cố gắng sống, sống không phải vì mẹ mà vì chúng con!
Thế rồi sự cải thiện về sức khỏe của mẹ từng ngày đúng như điều mà chúng tôi đã ước ao, mong chờ. Mỗi cuối tuần về với mẹ, thấy mẹ khỏe ra, tươi vui hơn hẳn, đủ sức khỏe để làm việc ruộng vườn, đan giỏ bồng (loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu làm từ nguyên liệu bèo tây khô). Hàng ngày mẹ vẫn chịu khó đi bộ tập thể dục đều đặn, không quên uống KSol và thỉnh thoảng lại đi nhà thờ đọc kinh xin Chúa ban phước lành cho lòng thanh thản và thư thái tâm hồn. Trong ánh mắt lấp lánh niềm vui và hạnh phúc, mẹ bảo mẹ mong sao bệnh tật lui dần, các con luôn đùm bọc lẫn nhau như bây giờ, mẹ sẽ cố gắng sống khỏe vì biết rằng mẹ là gia tài quý giá nhất của các con.
Mấy hôm nay trời trở lạnh, đã chính thức bước vào một mùa đông nữa, tròn 6 năm từ ngày cha tôi ra đi, nhưng chắc hẳn mùa đông năm nay sẽ ấm áp hơn nhiều, không còn những nỗi bất an và lo lắng, bình yên đã trở lại trong mái nhà của chúng tôi. Em trai của tôi cũng đã ra trường và đi làm, khoản nợ của gia đình bao năm nay đã được trả gần hết. Mẹ tôi vừa được đón thêm con dâu mới, sắp có cháu nội, mỗi cuối tuần cả nhà lại rộn vang tiếng cười của các con các cháu.
"Nếu có đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn, vẫn không ai ngoài mẹBầu trời trong mắt con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như trời đấtNhư cuộc đời không thể thiếu trong con".
Nguyễn Xuân Trường