![]() |
Nhóm nghiên cứu Amil Lal, Đại học Cornell ở Ithaca (Mỹ), đã ứng dụng khả năng giải phóng điện tử tự do của nickel 63 để chế tạo pin nguyên tử. Pin có cấu tạo gồm hai cực: cực nickel và cực đồng. Khi cực nickel giải phóng điện tử, nó sẽ trở thành cực dương. Trong khi đó, cực đồng tiếp nhận điện tử, biến thành cực âm. Vì điện tích âm và điện tích dương hút nhau, nên cực đồng (linh động) sẽ bị hút về phía cực nickel (cố định). Khi tiếp xúc với nhau, thì cả hai cực đều giải phóng điện tích, trở thành trung tính. Lúc đó, cực đồng lại bị một lò xo kéo về vị trí ban đầu, và nó lại tiếp nhận điện tử... Quy trình cứ tiếp diễn như vậy. Các nhà khoa học đã sử dụng chuyển động của cực đồng để vận hành các bánh xe nhỏ trong các thiết bị đo đạc tinh xảo, như trong máy đo nhịp tim. Theo tính toán của Amil Lal, thì sau 50 năm, nguồn nickel của pin vẫn còn dư để vận hành máy. Lý do là nickel 63 có chu kỳ bán phân 100 năm (Có nghĩa là, sau 100 năm, một nửa lượng nickel ban đầu mới bị phân rã hoàn toàn). Minh Hy (theo dpa) |