Thỉnh thoảng cháu cũng dùng tiền để mua đồ dùng học tập như bút, vở chia cho các bạn, rất ít khi dùng mua quà bánh, nếu có mua cũng để chia cho bạn bè; vì cháu không thích quà bánh, và cũng có thể cha mẹ cháu đã mua cho cháu đủ. Đúng là anh chị tôi đã vô tâm để tiền bạc hờ hững trong ngăn kéo không khóa, hoặc trên mặt bàn
Tuy nhiên, sau này anh chị tôi đã cảnh giác nhưng chỉ một lần sơ suất cháu lại lấy 550.000đ, khi hỏi đến cháu không nhận, nhưng khi người lớn ra khỏi phòng cháu để lại trong ngăn kéo và nói: con chỉ định lấy, nhưng bây giờ thôi, con không lấy nữa.
Chúng tôi muốn nhờ tư vấn: ngoài việc cất kỹ tiền bạc, chúng tôi còn phải hướng dẫn cháu cách nào khác, có cần cho cháu đi bác sĩ tâm lý không? Cháu rất khôn, luôn có những cách đối phó hoàn hảo, như khi đã lấy tiền chưa xài hết biết cất giữ kín, lên lớp nộp tiền cho cô biết nói là tiền lì xì, tiền cha mẹ cho mua đồ chơi nhưng không mua... Kinh mong sự hỗ trợ từ những nhà chuyên môn.
Trả lời:
Chào anh chị !
Trước tiên chúng tôi xin chúc mừng anh chị vì cháu có nhận thức tốt về cuộc sống, cháu biết thương người khác, biết chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh, đặc biệt là những người khó khăn (chúng ta đang dạy trẻ sống có tình người, nhân văn). Tuy nhiên, việc gia đình lo lắng là chính đáng vì hành vi của cháu không rõ ràng, minh bạch, cháu lấy trộm tiền để làm việc tốt và luôn luôn lo lằng về việc của mình làm, sợ cha mẹ phát giác và trách mắng. Chúng tôi nghĩ rằng gia đình nên gần gũi và thân thiện với con hơn, dần dần trao đổi với con về những việc con làm là tốt ở điểm nào, chưa tốt ở điểm nào (chú ý là không nên trách mắng trẻ) và từ đó mới có thể chỉ bảo, dẫn dắt con mình có việc làm đúng, cũng như nhận thức đúng đắn về bản thân, cuộc sống.
(Thạc sĩ Trần Văn Tính, chuyên gia Trường mầm non Hoàng gia, Equest Group, tel: 04 762 4788).