Con vật tình cờ được phát hiện bởi một bé trai ba tuổi trong lúc dạo chơi ngoài sân vườn. Mẹ của bé, Allison Barger, cho biết vô cùng kinh ngạc trước khám phá của con trai mình nên đã chụp hình lại và gửi cho đài tin tức địa phương KXAN News.
Theo nhà thám hiểm hoang dã Victoria Hillman từ National Geographic, cơ thể màu hồng nổi bật của con vật là do hội chứng erythrism. Tương tự như chứng bạch tạng, đột biến này gây ra bởi một gene lặn, khiến động vật mắc bệnh sản xuất dư thừa sắc tố đỏ, đồng thời thiếu hụt hắc tố melanin. Ở người, erythrism góp phần tạo ra màu tóc đỏ.
Hội chứng erythrism ở động vật lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1887 trên một con muồm muỗm. Hiện tượng cũng được quan sát thấy ở rắn, cá đuối và chồn hôi, nhưng phổ biến hơn ở châu chấu đồng cỏ. Phần lớn các trường hợp đều khó sống sót đến tuổi trưởng thành bởi màu sắc nổi bật khiến chúng khó ngụy trang và dễ bị động vật săn mồi phát hiện.
Đoàn Dương (Theo IFL Science/WGNO)