Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là người thừa cân hoặc béo phì nên tâm trạng chung khi mới phát hiện bệnh là thường phản ứng tiêu cực về chế độ dinh dưỡng. Việc thay đổi đột ngột khẩu phần ăn hằng ngày hay việc kiêng hem thái quá có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Thường phải khổ sở kiêng ngọt một cách vô ích mà không đem lại hiệu quả là thực trang chung của nhiều gia đình có người thân bị đái tháo đường. Một số người sau khi biết mình mắc bệnh chẳng dám ăn nhiều và kiêng luôn các món ngọt lẫn thịt, cá... dẫn đến thiếu chất, mặt mày xanh sao, tay chân bủn rủn vì không đủ sức khỏe.
Anh Nguyễn Văn Hải (40 tuổi), đang là công nhân một công ty về gốm sứ tại Bình Dương, chia sẻ: "Việc 'siết' chế độ ăn khiến cho cuộc sống của tôi gặp nhiều xáo trộn. Tôi luôn trong cảm giác thèm ăn các món ngọt, đôi lúc thèm uống ly cafe sữa đá mà sợ nên đành nhắm mắt làm ngơ". Có lần trong cuối buổi làm việc, anh đột nhiên bị ngất xỉu vì... đói, hỏi ra mới biết do bữa trưa chỉ ăn nửa bát cơm vì nghe lời bác sĩ, anh kiêng cả tinh bột.
Việc ra "thiết quân luật" cho thực đơn kiêng khem tiểu đường đôi khi xuất phát từ những "nội tướn"” trong gia đình. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Tuyết Nga (Tân Bình) là một ví dụ. Trong một lần khám tổng quát, phát hiện chồng bị tiểu đường tuýp một, ngay lập tức, toàn bộ thực đơn hàng ngày bị thay đổi theo hướng "cấm cửa" các món ăn ngọt như: chè, bánh mứt, sầu riêng, chuối, bơ, café sữa, bánh ngọt... thay vào đó, các món ăn được nêm nhạt hết cỡ và hạn chế sử dụng đường trong mọi món ăn.
Chị Nga cho biết: "Thấy chồng ngày càng chán ăn, xanh xao nên gia đình lập tức thăm khám bác sĩ mới biết mình đã thực hiện chế độ dinh dưỡng không đúng cách". Để có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý, giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định cho bệnh nhân tiểu đường thật sự không dễ dàng, tuy vậy, nếu biết cách vẫn có thể tạo nên những thực đơn.
Thực đơn của người mắc bệnh tiểu đường rất đa dạng, không phải gói gọn trong những món mà người bệnh nghĩ là an toàn. Việc khéo chọn thực đơn hấp dẫn cũng tạo tâm lý tốt cho quá trình điều trị. Theo các chuyên gia, điều cần thiết là phải biết chọn thực phẩm đúng cách, số lượng thực phẩm vừa đủ với nhu cầu cơ thể, ăn các loại rau củ quả, thịt cá... Chị Nga hồ hởi khoe: "Từ lúc biết mình thực hiện sai cách, tôi cố gắng chọn lọc các món ăn đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị của chồng kết hợp với các 'mẹo' được bác sĩ khuyên như ăn thịt nên bỏ mỡ, hạn chế các món chiên xào và các món ăn mặn như mắm, chao, dưa cà, dưa muối".
Còn anh Nguyễn Văn Hải không kiêng khem thái quá như trước, anh cố gắng giữ giờ giấc ăn uống ổn định, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để tránh tăng hoặc hạ đột ngột lượng đường trong máu. Việc kiêng khem và "cấm cửa" các món ngọt cũng được thay bằng giải pháp: khi cần bổ sung vị ngọt có thể sử dụng các sản phẩm khác thay thế như đường tinh luyện như Equal.
Đường Equal được chiết xuất từ hai thành phần chính là Asparteme và Lactose. Trong đó, Aspareteme là chất tạo ngọt từ đạm thiên nhiên, cung cấp độ ngọt gấp 200 lần so với đường thường và Lactose (thành phần đạm tự nhiên có trong sữa). Hai thành phần này giúp cho một thìa đường Equal chỉ cung cấp hai đơn vị calo mà vẫn giữ được độ đậm đà của thức ăn, thức uống, so với 16 đơn vị calo khi dùng đường tinh luyện từ mật mía.
Với hàm lượng calo ít hơn 8 lần so với đường thường và được viện tổ chức kiểm định thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong thực phẩm và thức uống tại trên 150 quốc gia, đường Equal thích hợp sử dụng cho người bệnh tiểu đường, tim mạch, xơ cứng khớp, đột quỵ, cao huyết áp, bệnh béo phì... Hiện nay, Equal được đóng gói dưới hai dạng: dạng gói và dạng viên với kiểu dáng phù hợp cho nhu cầu sử dụng.
Hải My