Ý tưởng làm tranh từ nút áo đến với Nguyễn Phước Quý Thành, 29 tuổi, sau một lần tình cờ xem được một video của nước ngoài. "Thấy đúng sở thích về nghệ thuật và có thể kiếm được tiền nên chỉ nửa tháng sau tôi xin nghỉ việc, mày mò tập làm tranh", Thành nói.
Anh cho biết, ngày ấy gia đình giận dỗi không nói chuyện vì bỏ ngang công việc ở phòng thí nghiệm một công ty may mặc. Nhiều người cho rằng dòng tranh này sẽ chẳng ai mua. Những tác phẩm đầu tay khi đăng lên mạng xã hội cũng không được quan tâm.
Đến nay, anh đã bán được khoảng 100 bức và còn giữ lại khoảng chục tranh của thời mới vào nghề.
Ý tưởng làm tranh từ nút áo đến với Nguyễn Phước Quý Thành, 29 tuổi, sau một lần tình cờ xem được một video của nước ngoài. "Thấy đúng sở thích về nghệ thuật và có thể kiếm được tiền nên chỉ nửa tháng sau tôi xin nghỉ việc, mày mò tập làm tranh", Thành nói.
Anh cho biết, ngày ấy gia đình giận dỗi không nói chuyện vì bỏ ngang công việc ở phòng thí nghiệm một công ty may mặc. Nhiều người cho rằng dòng tranh này sẽ chẳng ai mua. Những tác phẩm đầu tay khi đăng lên mạng xã hội cũng không được quan tâm.
Đến nay, anh đã bán được khoảng 100 bức và còn giữ lại khoảng chục tranh của thời mới vào nghề.
Trong góc nhà hiện chứa hàng chục bao nút áo, nguyên liệu chính của dòng tranh này. Mấy năm trước khi bắt tay làm tác phẩm đầu tiên anh phải cắt hết nút từ quần áo cũ rồi tự mày mò vẽ phác thảo, dán cúc...
Trong góc nhà hiện chứa hàng chục bao nút áo, nguyên liệu chính của dòng tranh này. Mấy năm trước khi bắt tay làm tác phẩm đầu tiên anh phải cắt hết nút từ quần áo cũ rồi tự mày mò vẽ phác thảo, dán cúc...
Ban đầu Thành phải đi mua gom nút áo ở các tiệm may để có nhiều loại, nhiều màu sắc. Khi dòng tranh của anh được nhiều người biết đến, một công ty đã tặng anh nhiều loại cúc đủ màu sắc, kích thước.
Ban đầu Thành phải đi mua gom nút áo ở các tiệm may để có nhiều loại, nhiều màu sắc. Khi dòng tranh của anh được nhiều người biết đến, một công ty đã tặng anh nhiều loại cúc đủ màu sắc, kích thước.
Để xây dựng ý tưởng, Thành thường lên Internet tham khảo cách tạo hình, logo, slogan rồi vẽ phác thảo hoặc in ảnh ra trước khi dán nút áo vào.
Để xây dựng ý tưởng, Thành thường lên Internet tham khảo cách tạo hình, logo, slogan rồi vẽ phác thảo hoặc in ảnh ra trước khi dán nút áo vào.
Góc làm việc là chiếc bàn nhỏ để đủ loại nút áo, keo, giấy vẽ, tăm... đều là những nguyên liệu căn bản của loại tranh này.
Góc làm việc là chiếc bàn nhỏ để đủ loại nút áo, keo, giấy vẽ, tăm... đều là những nguyên liệu căn bản của loại tranh này.
Thao tác làm tranh khá đơn giản, khi có bản phác thảo sẽ phết keo vào cúc áo và đính lên từng đường nét vẽ. "Khó nhất là lên ý tưởng và phối màu cũng như chọn loại nút phù hợp. Do phải đính từng nút một nên cần phải tỉ mì, kiên trì nữa", Thành cho biết.
Thao tác làm tranh khá đơn giản, khi có bản phác thảo sẽ phết keo vào cúc áo và đính lên từng đường nét vẽ. "Khó nhất là lên ý tưởng và phối màu cũng như chọn loại nút phù hợp. Do phải đính từng nút một nên cần phải tỉ mì, kiên trì nữa", Thành cho biết.
Với những bức cỡ nhỏ cần khoảng hai tiếng hoàn thành. Tranh lớn thường mất 2 đến 3 ngày có khi mất vài tuần đối với bức phức tạp hơn.
"Đây là một trong những bức đầu tay với hình con chim đơn giản. Bên phải là bản gốc cũng là tranh nút áo do nước ngoài làm, tôi in lại và thử phối màu khác", Thành nói.
Với những bức cỡ nhỏ cần khoảng hai tiếng hoàn thành. Tranh lớn thường mất 2 đến 3 ngày có khi mất vài tuần đối với bức phức tạp hơn.
"Đây là một trong những bức đầu tay với hình con chim đơn giản. Bên phải là bản gốc cũng là tranh nút áo do nước ngoài làm, tôi in lại và thử phối màu khác", Thành nói.
Tranh hình nhân vật Batman cũng là những bức đầu tay được anh giữ lại. Bức này Thành mất 20 ngày để lên ý tưởng, vẽ phác thảo và đính hơn 300 nút áo.
Tranh hình nhân vật Batman cũng là những bức đầu tay được anh giữ lại. Bức này Thành mất 20 ngày để lên ý tưởng, vẽ phác thảo và đính hơn 300 nút áo.
Hai bức hình Doraemon và Phật là tác phẩm anh thích nhất. Trong đó tranh chủ đề Phật có số lượng nút áo nhiều nhất hiện tại, khoảng 800 cái phối cùng nhiều nhạt nhựa khác, làm trong 2 tháng được bán với giá gần 3 triệu đồng.
Trong số gần 100 tác phẩm Thành đã bán, có giá dao động từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng; chủ yếu là ảnh chân dung, con vật, hoa lá...
Hai bức hình Doraemon và Phật là tác phẩm anh thích nhất. Trong đó tranh chủ đề Phật có số lượng nút áo nhiều nhất hiện tại, khoảng 800 cái phối cùng nhiều nhạt nhựa khác, làm trong 2 tháng được bán với giá gần 3 triệu đồng.
Trong số gần 100 tác phẩm Thành đã bán, có giá dao động từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng; chủ yếu là ảnh chân dung, con vật, hoa lá...
Đợt dịch Covid-19 bùng phát, Thành làm hơn chục tranh về chủ đề này để tặng cho các bệnh viện, y bác sĩ.
Đợt dịch Covid-19 bùng phát, Thành làm hơn chục tranh về chủ đề này để tặng cho các bệnh viện, y bác sĩ.
Dịp năm mới, chàng trai 29 tuổi đang làm thêm thiệp. Mỗi thiệp mang một bức vẽ khác nhưng cùng mang màu sắc rực rỡ, bên trong viết lời chúc tốt đẹp để tặng cho người thân, bạn bè.
"Hiện tại mỗi tháng tôi kiếm được khoảng 10 triệu từ dòng tranh này. Thời gian tới tôi sẽ làm về đề tài khó hơn như danh lam thắng cảnh, văn hoá... Nếu đủ vốn tôi sẽ mở cửa hàng riêng và làm một phòng trưng bày sản phẩm", Thành cho biết.
Dịp năm mới, chàng trai 29 tuổi đang làm thêm thiệp. Mỗi thiệp mang một bức vẽ khác nhưng cùng mang màu sắc rực rỡ, bên trong viết lời chúc tốt đẹp để tặng cho người thân, bạn bè.
"Hiện tại mỗi tháng tôi kiếm được khoảng 10 triệu từ dòng tranh này. Thời gian tới tôi sẽ làm về đề tài khó hơn như danh lam thắng cảnh, văn hoá... Nếu đủ vốn tôi sẽ mở cửa hàng riêng và làm một phòng trưng bày sản phẩm", Thành cho biết.
Quỳnh Trần