Anh Vũ Tuấn Long, 27 tuổi, ở Bát Tràng, Hà Nội có bố mẹ là nghệ nhân gốm. Gia đình làm nghề hàng chục năm nhưng 6 tháng trước Long mới bắt đầu tập làm gốm, bởi công việc kinh doanh quần áo thua lỗ.
Ngoài lúc theo bố mẹ học làm sản phẩm truyền thống, anh lén lấy đất sét nghịch chơi, nặn những chiếc bát, gạt tàn thuốc lá có hình thù kỳ dị, sau tự sấy khô, tô màu, tráng men và khoe thành phẩm lên trang cá nhân.
Không ngờ những món đồ mắt mũi trợn ngược hay gương mặt gớm ghiếc của Long được rất nhiều người quan tâm. Các đơn đặt hàng liên tục bay về.
"Ban đầu tôi từ chối bởi biết tay nghề mình vẫn non, chỉ khi lượng đơn đặt hàng tăng đột biến mới thử làm, dù không chắc thành công", Long kể.
Anh Vũ Tuấn Long, 27 tuổi, ở Bát Tràng, Hà Nội có bố mẹ là nghệ nhân gốm. Gia đình làm nghề hàng chục năm nhưng 6 tháng trước Long mới bắt đầu tập làm gốm, bởi công việc kinh doanh quần áo thua lỗ.
Ngoài lúc theo bố mẹ học làm sản phẩm truyền thống, anh lén lấy đất sét nghịch chơi, nặn những chiếc bát, gạt tàn thuốc lá có hình thù kỳ dị, sau tự sấy khô, tô màu, tráng men và khoe thành phẩm lên trang cá nhân.
Không ngờ những món đồ mắt mũi trợn ngược hay gương mặt gớm ghiếc của Long được rất nhiều người quan tâm. Các đơn đặt hàng liên tục bay về.
"Ban đầu tôi từ chối bởi biết tay nghề mình vẫn non, chỉ khi lượng đơn đặt hàng tăng đột biến mới thử làm, dù không chắc thành công", Long kể.
Khác với gốm Bát Tràng có sẵn khuôn, sản phẩm của Long đều nặn thủ công. Mỗi món đồ tốn ít nhất 3-4 ngày để hoàn thiện, nhưng có cái cần đến nửa tháng bởi nhiều chi tiết hoặc đòi hỏi sự sáng tạo của người làm.
Trong quá trình làm, bố mẹ Long cũng chỉ dạy nhiều kỹ thuật nặn gốm. Dù biết con trai thích làm "gớm sứ" (cách gọi vui những món đồ gốm có hình thù gớm ghiếc) họ vẫn ủng hộ.
Khác với gốm Bát Tràng có sẵn khuôn, sản phẩm của Long đều nặn thủ công. Mỗi món đồ tốn ít nhất 3-4 ngày để hoàn thiện, nhưng có cái cần đến nửa tháng bởi nhiều chi tiết hoặc đòi hỏi sự sáng tạo của người làm.
Trong quá trình làm, bố mẹ Long cũng chỉ dạy nhiều kỹ thuật nặn gốm. Dù biết con trai thích làm "gớm sứ" (cách gọi vui những món đồ gốm có hình thù gớm ghiếc) họ vẫn ủng hộ.
Để tạo ra thành phẩm cần bốn công đoạn. Ban đầu là tạo hình. Tiếp là sấy khô từ 2-3 ngày với mức nhiệt 250 độ C để gốm khô lại. Sau đó sẽ tô màu, tráng men. Và cuối cùng là nung trong vài ngày để tạo thành phẩm như ý.
Để tạo ra thành phẩm cần bốn công đoạn. Ban đầu là tạo hình. Tiếp là sấy khô từ 2-3 ngày với mức nhiệt 250 độ C để gốm khô lại. Sau đó sẽ tô màu, tráng men. Và cuối cùng là nung trong vài ngày để tạo thành phẩm như ý.
Long kể, khách đặt làm gốm xấu có hai kiểu. Một là đưa ảnh nhân vật gốc, yêu cầu thợ gốm phải sáng tạo thêm để tạo ra món đồ xấu nhất, kỳ quặc nhất. Hai là yêu cầu bắt chước mẫu có sẵn. Tuy nhiên, lượng khách muốn anh tự thiết kế chiếm đến 80%, chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM.
Nhận đơn từ khách, Long sẽ phác thảo ý tưởng và bắt đầu thực hiện. Sau mỗi công đoạn như tạo hình, vẽ màu và khi gốm ra lò anh đều chụp ảnh gửi khách.
"Trong trường hợp khách không ưng ý tôi sẽ hoàn tiền hoặc làm sản phẩm mới", Long nói.
Long kể, khách đặt làm gốm xấu có hai kiểu. Một là đưa ảnh nhân vật gốc, yêu cầu thợ gốm phải sáng tạo thêm để tạo ra món đồ xấu nhất, kỳ quặc nhất. Hai là yêu cầu bắt chước mẫu có sẵn. Tuy nhiên, lượng khách muốn anh tự thiết kế chiếm đến 80%, chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM.
Nhận đơn từ khách, Long sẽ phác thảo ý tưởng và bắt đầu thực hiện. Sau mỗi công đoạn như tạo hình, vẽ màu và khi gốm ra lò anh đều chụp ảnh gửi khách.
"Trong trường hợp khách không ưng ý tôi sẽ hoàn tiền hoặc làm sản phẩm mới", Long nói.
Do gia đình có sẵn xưởng chế tác và lò nung gốm, chàng trai 27 tuổi được thỏa sức theo đuổi đam mê, không lo tốn chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc, thiết bị.
Do gia đình có sẵn xưởng chế tác và lò nung gốm, chàng trai 27 tuổi được thỏa sức theo đuổi đam mê, không lo tốn chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc, thiết bị.
Một số thành phẩm bị nứt, vỡ sau quá trình nung. Với các món đồ bị nứt có thể xử lý bằng keo, sau mài lớp đáy để tạo độ nhẵn. Riêng các mô hình bị vỡ vụn phải làm lại từ đầu.
Một số thành phẩm bị nứt, vỡ sau quá trình nung. Với các món đồ bị nứt có thể xử lý bằng keo, sau mài lớp đáy để tạo độ nhẵn. Riêng các mô hình bị vỡ vụn phải làm lại từ đầu.
Để đồ gốm mang tính cá nhân, thể hiện sự độc đáo, Long liên tục nghiên cứu để tạo ra hình thù lạ mắt như chiếc bát có cái lưỡi đưa ngược lên đầu, chiếc miệng to chiếm hết khuôn mặt hay hình đầu lâu với chiếc sừng mất một nửa.
Sau 6 tháng theo nghề, Long đã sáng tạo ra hàng nghìn mẫu vật gốm khác nhau.
Để đồ gốm mang tính cá nhân, thể hiện sự độc đáo, Long liên tục nghiên cứu để tạo ra hình thù lạ mắt như chiếc bát có cái lưỡi đưa ngược lên đầu, chiếc miệng to chiếm hết khuôn mặt hay hình đầu lâu với chiếc sừng mất một nửa.
Sau 6 tháng theo nghề, Long đã sáng tạo ra hàng nghìn mẫu vật gốm khác nhau.
Ban đầu anh tự làm toàn bộ quy trình. Đến khi khách hàng đặt vài trăm sản phẩm một tháng, bố mẹ Long đã cắt riêng bốn thợ chính (người tô màu, người sấy và tráng men) để hỗ trợ con trai.
Giá mỗi sản phẩm dao động 200.000-250.000 đồng. Riêng các món đồ có kích thước lớn, nhiều chi tiết có thể lên đến 500.000 đồng. Từ khi theo nghề gốm, chàng trai 27 tuổi nói trung bình mỗi tháng thu nhập khoảng 60 triệu đồng.
Ban đầu anh tự làm toàn bộ quy trình. Đến khi khách hàng đặt vài trăm sản phẩm một tháng, bố mẹ Long đã cắt riêng bốn thợ chính (người tô màu, người sấy và tráng men) để hỗ trợ con trai.
Giá mỗi sản phẩm dao động 200.000-250.000 đồng. Riêng các món đồ có kích thước lớn, nhiều chi tiết có thể lên đến 500.000 đồng. Từ khi theo nghề gốm, chàng trai 27 tuổi nói trung bình mỗi tháng thu nhập khoảng 60 triệu đồng.
Do tất cả sản phẩm đều làm thủ công nên nhiều thời điểm quá tải đơn, anh phải từ chối, hoặc hẹn khách nhận hàng sau vài tháng.
Giải thích lý do các mẫu gốm xấu được nhiều người quan tâm, Long cho rằng sản phẩm vô tình đánh vào sở thích sưu tầm đồ độc lạ của người trẻ. Bởi là hàng thủ công, không theo khuôn mẫu nên cùng một nhân vật vẫn có thể nặn ra các mẫu vật khác nhau, không bị "đụng hàng".
Do tất cả sản phẩm đều làm thủ công nên nhiều thời điểm quá tải đơn, anh phải từ chối, hoặc hẹn khách nhận hàng sau vài tháng.
Giải thích lý do các mẫu gốm xấu được nhiều người quan tâm, Long cho rằng sản phẩm vô tình đánh vào sở thích sưu tầm đồ độc lạ của người trẻ. Bởi là hàng thủ công, không theo khuôn mẫu nên cùng một nhân vật vẫn có thể nặn ra các mẫu vật khác nhau, không bị "đụng hàng".
Ngoài chế tác đa dạng các mẫu gốm xấu phục vụ khách, chàng trai 27 tuổi muốn giới thiệu các sản phẩm gốm truyền thống của Bát Tràng đến với nhiều người.
"Gốm xấu có thể được ưa chuộng trong thời gian nhất định, nhưng để trường tồn với thời gian thì vẫn là gốm truyền thống - sản phẩm luôn có giá trị riêng, lưu giữ nét đẹp qua nhiều đời", Long nói.
Ngoài chế tác đa dạng các mẫu gốm xấu phục vụ khách, chàng trai 27 tuổi muốn giới thiệu các sản phẩm gốm truyền thống của Bát Tràng đến với nhiều người.
"Gốm xấu có thể được ưa chuộng trong thời gian nhất định, nhưng để trường tồn với thời gian thì vẫn là gốm truyền thống - sản phẩm luôn có giá trị riêng, lưu giữ nét đẹp qua nhiều đời", Long nói.
Nga Thanh - Quỳnh Nguyễn