GenZ (sinh ra từ 1996 tới 2010) bao gồm các thế hệ vừa tốt nghiệp đại học và lần đầu tham gia thị trường lao động cho tới các học sinh chuẩn bị bước vào cấp hai. Đây là thế hệ hứa hẹn sẽ tạo ra sự thay đổi cho tương lai song cũng khiến không ít cha mẹ "đau đầu" vì khác biệt tư duy.
Tại tọa đàm The SACE Journey - Mở khóa Gen Z tập 3 với chủ đề "Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ - Con dạy tôi điều gì?", khách mời là chuyên gia truyền thông Nguyễn Phạm Khánh Vân sẽ cùng người điều phối chương trình là Tiến sĩ Nguyễn Trần Phi Yến, Giảng viên Đại học RMIT, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Công nghệ Beowulf bàn về giải pháp để cha mẹ và con cái có thể thấu hiểu, đối thoại và đồng hành cùng nhau. Chủ đề lấy cảm hứng từ cuốn sách "The Collapse of Parenting" của Giáo sư Tâm lý, Bác sĩ Nhi Leonard Sax, Mỹ.
Phụ huynh Việt thường xem con là một đứa trẻ dù ở bất cứ lứa tuổi nào, nên quan tâm và bao bọc con thái quá. Các bạn tuổi teen của thế hệ Gen Z có muốn cha mẹ xem mình mãi là một đứa trẻ cần sự che chở? Bao nhiêu phụ huynh có tư duy xem con như một người trưởng thành?
Thực tế, trẻ càng lớn càng có xu hướng độc lập, đặc biệt là bước vào tuổi mới lớn, khi mối quan tâm của con chuyển đối tượng từ bố mẹ sang bạn bè. Thời điểm này cha mẹ không còn là trung tâm cuộc sống của con. Làm sao để không bỏ qua giai đoạn vàng để gắn kết niềm tin, tình yêu thương với con? Để giải đáp những câu hỏi này, phần một của buổi tọa đàm, diễn giả Nguyễn Phạm Khánh Vân sẽ chia sẻ những câu chuyện thực tế từ kinh nghiệm của bà mẹ ba con đều ở thế hệ Gen Z.
"Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ"- nội dung tiếp theo của tọa đàm, lấy cảm hứng từ tên cuốn sách "The Collapse of Parenting" do Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu dịch.
Sách viết về xã hội Mỹ đương đại, xoay quanh các luận điểm của tác giả về việc cha mẹ ở Mỹ ngày càng buông lỏng con cái, cho con quá nhiều quyền quyết định và không dám thiết lập kỷ luật với con. Hậu quả của việc này, theo những dẫn chứng từ nhiều nghiên cứu mà tác giả trình bày, trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ gặp hàng loạt vấn đề như béo phì, yếu ớt về thể chất, có thái độ thiếu lễ phép trong trường học. Xã hội dựa quá nhiều vào thuốc để giải quyết vấn đề về của trẻ.
Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách cũng đề xuất những giải pháp đơn giản. Đó là hãy dành thời gian cùng con; hãy thực sự vui khi ở cạnh con; bắt con làm việc nhà; dạy con sự khiêm tốn, rằng thế giới này không xoay quanh con; đừng sợ mình quá nghiêm khắc; để tạo nên một nhân cách tốt khó hơn nhiều việc buông xuôi và chiều theo những ý thức nhất thời...
Từ những câu chuyện của sách, diễn giả của tọa đàm sẽ đưa ra quan điểm cá nhân, những nhận định sự khác biệt của xã hội Mỹ và Việt Nam liệu; đồng thời những cảnh tỉnh đến cha mẹ. Từ góc độ của một người mẹ, Thạc sĩ Nguyễn Phạm Khánh Vân sẽ có những chia sẻ thực tế từ bản thân về những quan điểm dạy con và cách đồng hành cùng con thế nào cho hiệu quả.
Chuyên gia Nguyễn Phạm Khánh Vân có 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông, từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc Marketing của Savills Việt Nam thuộc Tập đoàn Savills, Giám đốc Marketing Tập đoàn Bitexco, Giám đốc Marketing Trung tâm thương mại SC VivoCity...
Bà đồng thời là người truyền cảm hứng cho phụ nữ với trang cá nhân hơn 160.000 lượt theo dõi, chia sẻ những câu chuyện bình dị về gia đình, giới trẻ, cách dạy con không bạo lực... thu hút sự quan tâm từ cộng đồng.
Nguyễn Phượng
Chuỗi Tọa đàm The SACE Journey - Hành trình vào đại học top thế giới từ lớp 10 nằm trong khuôn khổ Education Connect - Cổng kết nối giáo dục do báo điện tử VnExpress tổ chức cùng Trường Quốc tế đơn ngữ Scotch AGS. Các chuyên gia sẽ thảo luận những chủ đề về giáo dục nhằm đánh giá về thách thức của phụ huynh Gen Z khi đồng hành cùng con, đồng thời chia sẻ quan điểm mang tính định hướng dành cho học sinh cấp 3.
Scotch College Adelaide - hệ thống giáo dục quốc tế với hơn 100 năm phát triển ở Australia đã có mặt tại Việt Nam, khởi đầu bằng việc ra mắt Trường Quốc tế Đơn ngữ Scotch AGS từ lớp 1 đến lớp 12, chuẩn hoá từ chương trình đào tạo quốc gia Australia (ACARA), nhận bằng Tú tài Australia - SACE, có giá trị quốc tế.
Độc giả đăng ký tham dự tại đây