27/10, hàng trăm ngư dân ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng đã gọi nhau ra khu vực biển trước chợ cá Thọ Quang để đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão. Khu vực này chủ yếu là thúng, thuyền máy công suất nhỏ của các cư dân địa phương đánh bắt hải sản gần bờ. Nhiều ngư dân đã thuê xe tải cẩu về đặt ở các vỉa hè, trong đó nhiều nhất là đường Võ Nguyên Giáp.
27/10, hàng trăm ngư dân ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng đã gọi nhau ra khu vực biển trước chợ cá Thọ Quang để đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão. Khu vực này chủ yếu là thúng, thuyền máy công suất nhỏ của các cư dân địa phương đánh bắt hải sản gần bờ. Nhiều ngư dân đã thuê xe tải cẩu về đặt ở các vỉa hè, trong đó nhiều nhất là đường Võ Nguyên Giáp.
Người dân dùng xe máy kéo thuyền thúng về gần nhà trên đường Võ Nguyên Giáp.
Đến trưa nay, có khoảng 1.200 tàu cá khơi xa đã vào neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang. Ngoài ra, còn 72 tàu hàng đang neo đậu tại vùng nước cảng Đà Nẵng.
Đến trưa nay, có khoảng 1.200 tàu cá khơi xa đã vào neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang. Ngoài ra, còn 72 tàu hàng đang neo đậu tại vùng nước cảng Đà Nẵng.
Cùng ngày, tại cảng cá Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi, hàng chục ngư dân khẩn trương di chuyển tàu, thuyền lên bờ để tránh bão Molave (bão số 9). Để đưa tàu thuyền đến nơi trú ẩn an toàn, nhiều ngư dân đã thuê xe cẩu vào trong các khu dân cư.
Chiếc xe cẩu có tải trọng 5 tấn được thuê cẩu những xuồng nhỏ lên bờ. Anh Tâm, chủ xe cho biết, mỗi dịp bão bà con trong vùng lại thuê, một ngày có thể cẩu gần 200 chiếc xuồng, thuyền loại nhỏ. Mỗi chiếc thuyền, xuồng nặng khoảng 700 kg, giá thuê 250.000 đồng cho một lần cẩu. Trung bình, mất khoảng 10 phút để cẩu một chiếc thuyền vào vị trí đậu.
Cùng ngày, tại cảng cá Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi, hàng chục ngư dân khẩn trương di chuyển tàu, thuyền lên bờ để tránh bão Molave (bão số 9). Để đưa tàu thuyền đến nơi trú ẩn an toàn, nhiều ngư dân đã thuê xe cẩu vào trong các khu dân cư.
Chiếc xe cẩu có tải trọng 5 tấn được thuê cẩu những xuồng nhỏ lên bờ. Anh Tâm, chủ xe cho biết, mỗi dịp bão bà con trong vùng lại thuê, một ngày có thể cẩu gần 200 chiếc xuồng, thuyền loại nhỏ. Mỗi chiếc thuyền, xuồng nặng khoảng 700 kg, giá thuê 250.000 đồng cho một lần cẩu. Trung bình, mất khoảng 10 phút để cẩu một chiếc thuyền vào vị trí đậu.
Ông Bùi Văn Hảo (ngoài cùng bên trái) chỉ dẫn đội xe cẩu thả thuyền của mình đúng bãi đỗ cách bờ khoảng 100 m. "Cơn bão này được dự đoán rất mạnh nên tất cả bà con có thuyền nhỏ phải cẩu lên bờ cho an toàn. Những năm trước bão cũng có mà không quá lớn nên đâu cần cẩu vào như bây giờ", ông Hảo nói.
Ông Bùi Văn Hảo (ngoài cùng bên trái) chỉ dẫn đội xe cẩu thả thuyền của mình đúng bãi đỗ cách bờ khoảng 100 m. "Cơn bão này được dự đoán rất mạnh nên tất cả bà con có thuyền nhỏ phải cẩu lên bờ cho an toàn. Những năm trước bão cũng có mà không quá lớn nên đâu cần cẩu vào như bây giờ", ông Hảo nói.
Thuyền được cẩu vào bãi đóng thuyền cách bờ khoảng 100 m. Mỗi chiếc thuyền, xuồng nặng khoảng 700 kg, với giá thuê cầu khoảng 250.000 đồng cho một lần cẩu
Thuyền được cẩu vào bãi đóng thuyền cách bờ khoảng 100 m. Mỗi chiếc thuyền, xuồng nặng khoảng 700 kg, với giá thuê cầu khoảng 250.000 đồng cho một lần cẩu
Nhóm của ông Bùi Công (ngoài cùng bên phải) buộc lưới cẩn thận, cho lên xe đẩy mang về nhà cất. Những vật dụng khác như bánh lái, máy móc, cờ... được mang ra khỏi thuyền.
"30 năm theo nghề biển, tôi cảm nhận đây có lẽ sẽ là một cơn bão rất mạnh nên phải chống đỡ từ sớm. Mỗi con thuyền này có giá hơn 20 triệu đồng, hư hỏng cũng thiệt hại lắm", người đàn ông 60 tuổi cho biết.
Nhóm của ông Bùi Công (ngoài cùng bên phải) buộc lưới cẩn thận, cho lên xe đẩy mang về nhà cất. Những vật dụng khác như bánh lái, máy móc, cờ... được mang ra khỏi thuyền.
"30 năm theo nghề biển, tôi cảm nhận đây có lẽ sẽ là một cơn bão rất mạnh nên phải chống đỡ từ sớm. Mỗi con thuyền này có giá hơn 20 triệu đồng, hư hỏng cũng thiệt hại lắm", người đàn ông 60 tuổi cho biết.
Những thuyền nhỏ không cẩu được ngư dân buộc bạt kỹ càng, dùng dây neo buộc vào bờ. Các loại thuyền cỡ lớn được bỏ neo, đậu san sát ngoài cảng cá.
Những thuyền nhỏ không cẩu được ngư dân buộc bạt kỹ càng, dùng dây neo buộc vào bờ. Các loại thuyền cỡ lớn được bỏ neo, đậu san sát ngoài cảng cá.
Bộ đội biên phòng liên tục phát loa thông báo tình hình bão, kêu gọi ngư dân neo đậu thuyền, không ra khơi và khẩn trương tìm nơi trú ẩn an toàn. Xe loa tuyên truyền cũng rảo khắp thị xã phát thông tin về bão cho ba con.
Cảng cá Sa Huỳnh có hơn 300 thuyền đang neo đậu và hơn 100 nhà bè đang nuôi thuỷ sản tại đây. Ông Trần Phước Hiền, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ cho biết thị xã sẽ di dời hơn 3.000 hộ dân trước 17h hôm nay và sẽ cưỡng chế những người còn ở ngoài thuyền và nhà bè vào bờ trú ẩn.
Bộ đội biên phòng liên tục phát loa thông báo tình hình bão, kêu gọi ngư dân neo đậu thuyền, không ra khơi và khẩn trương tìm nơi trú ẩn an toàn. Xe loa tuyên truyền cũng rảo khắp thị xã phát thông tin về bão cho ba con.
Cảng cá Sa Huỳnh có hơn 300 thuyền đang neo đậu và hơn 100 nhà bè đang nuôi thuỷ sản tại đây. Ông Trần Phước Hiền, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ cho biết thị xã sẽ di dời hơn 3.000 hộ dân trước 17h hôm nay và sẽ cưỡng chế những người còn ở ngoài thuyền và nhà bè vào bờ trú ẩn.
Chiều cùng ngày, hàng trăm tàu thuyền đậu san sát tại cảng cá Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi để tránh trú bão.
Chiều cùng ngày, hàng trăm tàu thuyền đậu san sát tại cảng cá Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi để tránh trú bão.
Người dân khu phố 6, phường An Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên thuê xe cẩu tàu thuyền lên cách bờ chừng 100 m. Ngư dân dùng dây buộc tàu từ dưới biển, sau đó dùng cẩu lên bờ.
Người dân khu phố 6, phường An Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên thuê xe cẩu tàu thuyền lên cách bờ chừng 100 m. Ngư dân dùng dây buộc tàu từ dưới biển, sau đó dùng cẩu lên bờ.
Xe cẩu nhấc từng chiếc thuyền lên bờ.
Ông Trần Tuân, 53 tuổi, phường Phú Hòa Đông, cho hay tàu gỗ đánh cá đóng hai năm trước hơn 150.000 triệu đồng. Năm nay, thấy báo bão lớn nên chủ động thuê cầu đưa lên bờ, với giá 150.000 đồng. "Mình phải đảm bảo an toàn, sau bão còn có cái để sinh kế chớ đấy là tài sản lớn nhất của gia đình", ông Tuân nói.
Xe cẩu nhấc từng chiếc thuyền lên bờ.
Ông Trần Tuân, 53 tuổi, phường Phú Hòa Đông, cho hay tàu gỗ đánh cá đóng hai năm trước hơn 150.000 triệu đồng. Năm nay, thấy báo bão lớn nên chủ động thuê cầu đưa lên bờ, với giá 150.000 đồng. "Mình phải đảm bảo an toàn, sau bão còn có cái để sinh kế chớ đấy là tài sản lớn nhất của gia đình", ông Tuân nói.
Tàu sau khi được cẩu lên bờ, các ngư dân dùng dây chằng chống để tránh gió bão.
Theo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, còn 271 tàu cá/1.423 lao động của tỉnh đang hoạt động trên các vùng biển, trong đó hoạt động xa bờ 137 tàu cá/819 lao động; hoạt động gần bờ và đi về trong ngày còn 134 tàu cá/604 lao động. Tất cả các tàu cá hoạt động trên biển đều nhận được thông tin về tình hình diễn biến của bão số 9, chủ động di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm và thường xuyên liên lạc về gia đình cùng với bộ đội biên phòng.
Tàu sau khi được cẩu lên bờ, các ngư dân dùng dây chằng chống để tránh gió bão.
Theo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, còn 271 tàu cá/1.423 lao động của tỉnh đang hoạt động trên các vùng biển, trong đó hoạt động xa bờ 137 tàu cá/819 lao động; hoạt động gần bờ và đi về trong ngày còn 134 tàu cá/604 lao động. Tất cả các tàu cá hoạt động trên biển đều nhận được thông tin về tình hình diễn biến của bão số 9, chủ động di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm và thường xuyên liên lạc về gia đình cùng với bộ đội biên phòng.
Quỳnh Trần - Phước Tuấn - Nguyễn Đông - Xuân Ngọc