Chia sẻ về làn sóng nhập tịch cầu thủ ở Trung Quốc, độc giả Tùng Đặng Thanh nhận định:
Tôi phân tích như thế này:
Con người có ý thức hệ, họ làm gì, nói gì, suy nghĩ gì thì bản chất dòng máu của họ vẫn còn trong trái tim. Khi họ đạt được thành tích, hoặc thất bại thì niềm kiêu hãnh hay sự thất vọng sẽ không đạt tới đỉnh điểm cao trào như của một người bản xứ vì họ cuối cùng vẫn là người nước ngoài, không thuộc về nòi giống của nơi đó.
Vì vậy người bản xứ phần đông không thích đội bóng của quốc gia họ có cầu thủ nhập tịch. Sung sướng gì khi đội bóng đoạt một giải thưởng hoặc thứ hạng cao nhưng lại mang danh những cầu thủ nhập tịch, không có chút gì sự đồng huyết của một dân tộc?
Còn về khía cạnh kỹ chiến thuật, các cầu thủ nhập tịch thường là những cầu thủ không đạt trình độ về chuyên môn ở quốc gia họ (nếu giỏi thì họ đã khoác áo đội tuyển quốc gia rồi). Và thường những cầu thủ hạng hai (tạm gọi như vậy) hay đi đến những nước có trình độ bóng đá thấp hơn để nhập tịch, hòng có cơ hội thể hiện ước mơ bóng đá của mình.
Cuối cùng, tóm lại, cho dù đội tuyển bóng đá Trung Quốc có ra sân với mười một vị trí là cầu thủ nhập tịch thì đội tuyển vẫn ở trình độ hạng hai mà thôi. Mà bây giờ, nếu đem ra so sánh thì Đội tuyển bóng đá Nhật Bản hay Hàn Quốc đã thuộc đẳng cấp thế giới rồi, còn lại như vùng trũng ĐNA thì trình độ cũng ngang ngửa các đội hạng hai. Cho nên, tôi e rằng, đội tuyển Trung Quốc khó mà thay đổi được trình độ của mình trong nay mai nếu không có chính sách đào tạo trẻ đúng đắn mang tính lâu dài trường kỳ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.