Trả lời:
Chào bạn,
Thứ nhất, lông ở vùng sinh dục nam giới sẽ phát triển nhiều sau độ tuổi dậy thì, phân bố chủ yếu trên vùng mu, lan xuống dưới và ra hai bên, tiếp giáp với lông ở các vùng lân cận như bụng, đùi, quanh hậu môn…
Giống như tóc, lông ở tay, chân, trên cơ thể, số lượng, màu sắc, cách mọc của lông vùng sinh dục khác nhau tùy theo tộc người, nội tiết của từng cá thể và có cả yếu tố di truyền nữa. Phần da bìu và vùng da quanh gốc dương vật (vài cm tính từ gốc) thường vẫn có cấu trúc nang lông và vẫn hình thành lông, tuy về số lượng thì có phần thưa hơn so với vùng mu.
Bất cứ vùng da nào có cấu trúc nang lông đều có khả năng mọc lông, tùy theo phần “gốc” này có tính chất gì mà lông mọc ra sẽ dày hay mỏng, ngắn hay dài, màu đen hay màu sáng do ít hay nhiều sắc. Phần da bao quanh thân trên dương vật cũng có đặc điểm như trên, mặc dù thông thường vùng da này rất ít phân bổ nang lông.
Ngoài ra, còn một khía cạnh mà tôi muốn chia sẻ, phần lông quan sát thấy đôi khi khiến bạn lầm tưởng chúng mọc ở phần cao, trong khi thực tế, có thể là do sợi lông khá dài và chân lông nằm tít dưới “gốc” dương vật.
Sức khỏe sinh sản của nam giới không phản ánh qua lông vùng sinh dục, hay một số đặc tính nam tính khác như (râu, lông ngực, cơ bắp). Nó thể hiện ở các hoạt động như sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn, sự cương xìu của dương vật, sự phóng tinh. Các hoạt động này được điều khiển và có liên quan đến cơ quan sinh dục, tuyến sinh dục và sự điều hòa hoạt động của hormone, thần kinh... Để kiểm tra sức khỏe sinh sản nam giới đòi hỏi phải có những thăm khám nam khoa.
Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Tấn thủ