
Toàn cảnh cây cầu Tei lúc được nâng lên nhìn từ trên cao.
Cầu nâng Tei được xây dựng vào năm 2002 ngay tại cửa vào của cảng Tei - cảng đào cổ nhất Nhật Bản có từ thời Edo (1603-1867).
Toàn cảnh cây cầu Tei lúc được nâng lên nhìn từ trên cao.
Cầu nâng Tei được xây dựng vào năm 2002 ngay tại cửa vào của cảng Tei - cảng đào cổ nhất Nhật Bản có từ thời Edo (1603-1867).

Bảng thông tin giới thiệu về lịch sử cảng Tei nằm ngay bên lối đi gần cảng.
Cảng Tei được cho là hình thành khi người địa phương khai thác đá ở cửa sông từ thời kỳ Edo, rồi gia cố bờ kè bằng đá. Đây là một trong những cảng đào nhân tạo cổ nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn tại Nhật Bản.
Bảng thông tin giới thiệu về lịch sử cảng Tei nằm ngay bên lối đi gần cảng.
Cảng Tei được cho là hình thành khi người địa phương khai thác đá ở cửa sông từ thời kỳ Edo, rồi gia cố bờ kè bằng đá. Đây là một trong những cảng đào nhân tạo cổ nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn tại Nhật Bản.

Cảng có hình chữ nhật, dài 112 m và rộng 49 m, hiện vẫn là nơi neo đậu của hàng chục tàu đánh cá và tàu giải trí. Để bảo tồn cảnh quan lịch sử, tỉnh Kochi đã chọn xây cầu nâng thay vì cầu cố định.
Cầu dài 32,8 m, được thiết kế để không che khuất tầm nhìn và không cản trở tàu thuyền ra vào cảng. Khi nâng lên, cây cầu tạo cảnh tượng như một "vách tường thép" chắn giữa lòng cảng.
Cảng có hình chữ nhật, dài 112 m và rộng 49 m, hiện vẫn là nơi neo đậu của hàng chục tàu đánh cá và tàu giải trí. Để bảo tồn cảnh quan lịch sử, tỉnh Kochi đã chọn xây cầu nâng thay vì cầu cố định.
Cầu dài 32,8 m, được thiết kế để không che khuất tầm nhìn và không cản trở tàu thuyền ra vào cảng. Khi nâng lên, cây cầu tạo cảnh tượng như một "vách tường thép" chắn giữa lòng cảng.
Bao quanh cảng là khu dân cư với nhà cửa cổ kính mang đậm phong cách của vùng nông thôn Nhật.

Một chiếc thuyền qua cảng đào khi cầu được nâng lên.
Cầu được vận hành bằng hệ thống thủy lực với thời gian nâng khoảng 6 phút. Cầu hoạt động theo lịch trình cố định trong ngày để tàu thuyền ra vào cảng, còn lại là thời gian cho phương tiện và người dân đi lại.
Một chiếc thuyền qua cảng đào khi cầu được nâng lên.
Cầu được vận hành bằng hệ thống thủy lực với thời gian nâng khoảng 6 phút. Cầu hoạt động theo lịch trình cố định trong ngày để tàu thuyền ra vào cảng, còn lại là thời gian cho phương tiện và người dân đi lại.

Du khách đang tạo dáng khi cầu nâng dựng đứng chắn giữa con đường vào thị trấn.
Sau khi xuất hiện trong một quảng cáo xe hơi năm 2016, cầu nâng Tei nhanh chóng trở thành điểm check in của du khách trong và ngoài tỉnh.
Du khách đang tạo dáng khi cầu nâng dựng đứng chắn giữa con đường vào thị trấn.
Sau khi xuất hiện trong một quảng cáo xe hơi năm 2016, cầu nâng Tei nhanh chóng trở thành điểm check in của du khách trong và ngoài tỉnh.

Cầu mở khoảng 12 lần mỗi ngày. Cảnh tượng cây cầu từ từ nâng lên khiến nhiều người so sánh với cảnh trong những bộ phim viễn tưởng.
Cầu mở khoảng 12 lần mỗi ngày. Cảnh tượng cây cầu từ từ nâng lên khiến nhiều người so sánh với cảnh trong những bộ phim viễn tưởng.

Ngày nay, cây cầu không chỉ giúp điều tiết giao thông đường thủy, đường bộ mà còn trở thành biểu tượng hiện đại của thị trấn cảng Tei, kết nối giữa kỹ thuật hiện đại và di sản lịch sử sống động bên bờ biển Thái Bình Dương.
Ngày nay, cây cầu không chỉ giúp điều tiết giao thông đường thủy, đường bộ mà còn trở thành biểu tượng hiện đại của thị trấn cảng Tei, kết nối giữa kỹ thuật hiện đại và di sản lịch sử sống động bên bờ biển Thái Bình Dương.
Chí Phú (Theo The Asahi Shimbun)
Ảnh: Visit Kochi, Yousakana