Vô địch không phải là đích đến cuối cùng
Năm 2018 ghi dấu nhiều cột mốc đáng nhớ khi U23 Việt Nam và tuyển Olympic lần lượt tạo kỳ tích ở các đấu trường châu lục (U23 châu Á và Asiad 2018). Các chàng trai đã "làm nên chuyện" dù không có chiếc cúp vô địch nào. Sự nỗ lực không ngừng và đam mê cháy bỏng của họ góp phần nâng tầm bóng đá Việt.
Sau Asiad, tôi và rất nhiều người hâm mộ nhận ra: cúp vô địch không còn là đích đến cuối cùng, quan trọng hơn là đam mê, tinh thần yêu thể thao và "ngọn lửa" mà các cầu thủ truyền đến người hâm mộ. Dù thua, chúng ta vẫn ngẩng cao đầu vì đã cố gắng hết sức, góp nhặt nhiều kỷ niệm đẹp trong suốt hành trình dài.
Giờ đây, họ vẫn kiên trì để tiếp tục chinh phục hành trình của riêng mình. Đích đến cuối cùng không phải chạm tay vào chiếc cúp để được tung hô như người hùng, mà là hành trình của tình yêu bóng đá cuồng nhiệt, qua đó chứng minh rằng: áp lực thành tích, sức nặng danh hiệu không đủ sức chặn lối đam mê.
Câu chuyện thành tích và áp lực vô hình
Dù không nói ra, bên trong những lời động viên, cổ vũ dành cho đội tuyển U23 lẫn Olympic vẫn tồn tại sự kỳ vọng, tạo nên áp lực vô hình cho các cầu thủ. Cả HLV lẫn cầu thủ đều gánh trên vai áp lực phải chiến thắng hay có danh hiệu để đáp lại sự yêu thương của người hâm mộ.
Điều này cũng giống với nỗi niềm của những cô bé, cậu bé trong bộ ảnh “Nếu con không thể làm bố mẹ tự hào...” đang gây chú ý trên mạng vài ngày qua. Qua bộ ảnh, tôi nhận thấy áp lực thành tích vô hình cũng đang đè nặng trên vai bé. Để rồi muốn đổi lấy yêu thương từ ba mẹ, con trẻ phải gồng mình trên đường đua tranh hạng nhất, tranh ngôi vô địch.
Thông điệp tương đồng, lại cùng thời điểm của câu chuyện bóng đá và học tập khiến tôi tự hỏi: “Liệu bố mẹ có thể hiện tình yêu sai cách?”, “bố mẹ có thể chấp nhận con không có cúp vô địch giống cách người hâm mộ đón U23 Việt Nam lẫn tuyển Olympic sau trở về từ U23 châu Á và Asiad 2018?”.
Thời đại thay đổi, mức độ cạnh tranh tương lai ngày càng cao vô tình đẩy các bậc phụ huynh chạy đua theo thành tích, từ đó thúc con phát triển vượt trội. Những đứa trẻ của thế hệ hôm nay phải vùi đầu vào sách vở, luyện tập không ngơi nghỉ từ sáng đến tối để sẵn sàng “ứng chiến” với các cuộc thi, giải đấu nhằm chạm tay vào hạng nhất hay vô địch. Thế nhưng, đã bao giờ bố mẹ tự hỏi liệu con có thấy vui và đấy có phải là điều con thực sự khao khát, hay chỉ là áp lực vô hình được tạo nên từ một xã hội chạy theo thành tích?
Qua bộ ảnh, tôi cũng như nhiều phụ huynh khác băn khoăn với những câu hỏi: phải chăng ta quá khắt khe với con trẻ?; chúng ta đang đặt những điều mình muốn lên vai con và phải chăng áp lực thành tích đã làm lạc lối yêu thương?...
Vì kỳ vọng con bằng bạn bằng bè mà bố mẹ đã vô tình đặt lên vai con biết bao áp lực. Còn gì ý nghĩa khi con cố gắng trở thành nhà vô địch chỉ để được yêu thương? Còn gì tuổi thơ khi con không được thỏa sức làm điều mình thích, phát triển theo cách tự nhiên?
Với con trẻ, ngôi vô địch có phải là tất cả hay chính niềm vui trong hành trình học tập, rèn luyện thể thao mới là điều quan trọng nhất? Tôi vẫn loay hoay tìm câu trả lời.
Kiều
Ra đời tại Thụy Sĩ năm 1904, Ovaltine với hệ dưỡng chất gồm Cholin, vitamin B12, canxi và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp trẻ phát triển trí não và thể chất, sẵn sàng năng lượng để “cháy” hết mình cho những điều trẻ thích. Xem chi tiết sản phẩm tại đây.