Nam sinh ra mắt game này vào ngày 15/7. Nam sinh cho biết, bản thân rất hân hoan hơn khi trò chơi tự thiết kế và hoàn thiện suốt tám tháng đã Google Play phê duyệt lên kệ vào giữa tháng 7, sau nhiều tuần đăng ký và trao đổi liên tục với đơn vị trung gian.
Phan Đặng Duy Phúc chia sẻ, game có tên Asean Friendship, lấy cảm hứng từ khối đại đoàn kết ASEAN. Trò chơi có 10 màn - tương ứng với 10 nước trong khối. Người chơi sẽ sử dụng lá cờ các nước để làm nhân vật game. Nhân vật này phải tồn tại cho tới khi kết thúc quốc ca để nhận chìa khoá mở màn chơi tiếp theo. Khi mở hết 10 màn chơi, người chơi giành chiến thắng.
Theo Phúc, điều thú vị nhất trong game Asean Friendship là sử dụng lá cờ và quốc ca của từng nước. Khi chơi game, người chơi có thể biết về quốc kỳ, quốc ca của các nước trong khối ASEAN.
Nam sinh cho biết, mình vốn đam mê làm game và ấp ủ nhiều ý tưởng lập trình khác nhau, nhưng làm game là đơn giản, phù hợp và không tốn kém nên lựa chọn lĩnh vực này để bắt đầu cho sản phẩm phần mềm đầu tiên. Bên cạnh đó, Phúc cũng yêu thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và thế giới, bị thu hút bởi câu chuyện về tinh thần đoàn kết của khối các nước ASEAN. Do đó, 10x đã lựa chọn làm game về chủ đề này.
Phúc chia sẻ, khó khăn em gặp phải trong mấy tháng làm game khá nhiều. Đó là vấn đề quỹ thời gian eo hẹp, vừa học trên trường phổ thông, vừa học FUNiX, vừa làm game với đủ các công đoạn như: lên ý tưởng, thiết kế nhân vật, vẽ đồ họa, âm thanh, code và testing.
Trước đó, chỉ tự học online, Phúc đã biết các ngôn ngữ lập trình C, Scratch, App Inventor và sơ qua về Java. 10x Đồng Nai đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi lập trình và tin học dành cho học sinh cấp tỉnh.
Từ năm 2019, Duy Phúc lựa chọn học công nghệ thông tin trực tuyến tại FUNiX, đặt mục tiêu trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp trong tương lai. Đến nay, Phan Đặng Duy Phúc đã học đến Chứng chỉ 3 của FUNiX sau một năm, hai lần giành Học bổng Học nhanh.
Trong tháng 7, FUNiX vinh danh Phan Đăng Duy Phúc với kết quả học tập xuất sắc. Tốc độ học của cậu bé 15 tuổi nhanh hơn nhiều so với tốc độ trung bình của học sinh phổ thông theo học lập trình sớm.
Phúc chia sẻ thuận lợi của bản thân là có kỹ năng tự học tự tìm hiểu, có tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin đủ dùng nên có thể tham khảo rất nhiều từ Google Scholar, giải quyết các vướng mắc. "Bên cạnh đó, kiến thức từ FUNiX đã giúp em có lựa chọn nền tảng làm Game Asean Friendship cũng như giải quyết nhiều thách thức khi phát triển dự án của mình", Phúc nói.
Duy Phúc cho biết mình có khả năng sử dụng cả Unreal Engine và Unity 3D để làm game nhưng sau khi tiếp cận Unity trong Chứng chỉ Lập trình di động tại FUNiX, nam sinh đã quyết định dùng nền tảng này. Thói quen tự tìm tòi, tự học ở FUNiX giúp Phúc không bỡ ngỡ hay lúng túng khi gặp vấn đề khúc mắc trong quá trình làm game. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ hannah Thanh, dạy dỗ chỉ bảo nhiệt tình từ các mentor như mentor Đỉnh... cũng giúp cậu học trò 15 tuổi tự tin hơn, có động lực hoàn thành game.
Anh Phan Sĩ Hạnh - cha của Phan Đặng Duy Phúc là cố vấn lớn nhất, đồng hành cùng con trai từ lúc làm game Asean Friendship đến khi tìm cách xuất bản và ra mắt game thành công. Tự hào về việc con trai xuất bản thành công game trên Google Play, anh Hạnh cho biết, sản phẩm xuất hiện trên chợ ứng dụng có ý nghĩa rất lớn với Phúc và gia đình. "Phúc xuất bản game trên Google Play như lời khẳng định rằng định hướng cho Phúc theo học lập trình khi còn bé và quyết định đăng ký học tại FUNiX khi mới chỉ 13 tuổi là đúng đắn", anh nói thêm.
Theo anh Hạnh, Phúc bộc lộ năng khiếu lập trình từ lớp 6. Anh khuyến khích con học nhưng bé vẫn mông lung, thiếu định hướng. Kể từ khi theo học FUNiX, Phúc học IT một cách bài bản và thực tế, trang bị nền móng vững chắc để mạnh dạn đi những bước tiếp theo như phát triển game hay đặt chân vào lĩnh vực lập trình. Ngoài ra môi trường FUNiX với nhóm lớp, sự kiện dày đặc và chất lượng như xday, xtalk, xdebate, các phiên coaching, review kiến thức với mentor ... cũng giúp Phúc cải thiện kỹ năng giao tiếp và hoà nhập vào được cộng đồng FUNiX nhiều tài năng.
Game Asean Friendship của Phan Đặng Duy Phúc được anh Nguyễn Sơn Tùng - Trưởng phòng Kinh doanh Tập đoàn game Yodo1, một nền tảng phát triển game cho các nhà lập trình game trên toàn thế giới, đánh giá là "tuy đơn giản nhưng có đầy đủ các yếu tố cần thiết của một tựa game "hypercasual" (thu hút tới mức gây nghiện). Anh cũng là người phát hiện và hỗ trợ Phúc trong việc phát hành game.
Trưởng phòng Kinh doanh Tập đoàn game Yodo1 nhận xét, người chơi dạng game này chiếm số đông. Thêm vào đó, Phúc hiểu được người chơi cần gì và lập trình game rất sáng tạo. Thứ hai, game thiết kế khi lên level cao sẽ khó hơn và cần tư duy, tránh nhàm chán. "Giao diện và đồ họa chưa bắt mắt, thường là lỗi của 90% các bạn mới làm game, song đây là yếu tố dễ cải thiện", anh nói thêm.
Với sản phẩm đầu tay xuất bản thành công, anh Sơn Tùng tin tưởng Phúc sẽ tích lũy rất nhiều kinh nghiệm sau này, nhất là kỹ năng làm việc, hợp tác với tập đoàn game lớn để xây dựng và phát hành sản phẩm. Anh tin cậu bé sẽ sớm có thêm các cập nhật mới cho game, cũng như đủ khả năng để phát triển thêm các dự án khác, tạo nên một hệ sinh thái trên Google và iOS.
Quỳnh Anh
FUNiX là đơn vị đào tạo trực tuyến thuộc FPT, hiện có hơn 10.000 học viên theo học các chương trình công nghệ thông tin như kỹ thuật phần mềm, blockchain, automotive, machine learning , data science, IoT, kiểm tử phần mềm... trực tuyến.
Chương trình sử dụng học liệu MOOC từ các trường đại học chất lượng trên thế giới, có đội ngũ mentor - chuyên gia đang làm việc tại các công ty công nghệ hướng dẫn và đội ngũ hannah hỗ trợ học tập. Học viên có cơ hội rút ngắn lộ trình theo nghề trong khi vẫn đang đi làm, đi học tại các cơ sở đào tạo khác, kể cả ở trường phổ thông.
Tìm hiểu thêm tại: Học công nghệ thông tin online.