Hai năm trước, công ty tôi lâm vào khủng hoảng, có tháng không đủ tiền trả lương cho nhân viên. Nhưng không vì thế mà tôi phải bó tay đóng cửa doanh nghiệp.
Để vượt qua khủng hoảng, tôi lập tức cho nhân viên thông báo về tình hình kinh doanh của công ty để mọi người có thể thấu hiểu và thông cảm (tất nhiên ai không thông cảm thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho họ đi làm chỗ mới).
Trong 3 tháng, công ty tôi đã phải cắt giảm 50% lao động và chỉ giữ lại những người có năng lực, làm việc hiệu quả. Đối với những người nghỉ việc chúng tôi có hỗ trợ đầy đủ theo luật lao động nhà nước và bồi dưỡng thêm tiền gắn bó lâu dài với công ty. (Ngoài ra người lao động sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền thất nghiệp... Đây là chính sách hỗ trợ của nhà nước, nên mong mọi người đừng quan trọng hóa việc bị mất việc).
Như vậy, chỉ sau 6 tháng, công ty tôi đã vượt qua khó khăn, phát triển lại bình thường như thời gian trước và có thể tăng lương đều đặn cho nhân viên. Sau một năm tôi đã bắt đầu tuyển nhân viên mới. Đến giờ, gần 2 năm số nhân viên công ty đã gần bằng lúc đầu. Doanh thu của công ty cũng tăng hơn lúc trước khủng hoảng.
Hiện nay, kinh tế khó khăn, tôi hiểu và thông cảm với các doanh nghiệp. Nhưng tôi không đồng ý với việc làm trầm trọng hóa một việc hết sức bình thường của quy luật cung cầu trong thị trường lao động. Đã gọi là thị trường thì phải có tăng có giảm... đó là việc hiển nhiên.
Đối với người lãnh đạo, thay vì đổ khó khăn của mình lên cho người khác thì trước hết hãy tự giải quyết khó khăn của mình và xem lại doanh nghiệp mình đang cần gì.
Đối với người lao động nếu mất việc làm hoặc lương không cao thì cũng nên xem lại bản thân mình trước khi đổ lỗi cho doanh nghiệp. Nếu bạn làm việc hiệu quả cao thì không có lý do gì sếp bạn lại không tăng lương để giữ chân bạn.
Trong thời buổi khó khăn, tôi nghĩ đây là cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu lại công ty của mình.
>> Xem thêm: 26 tuổi sống lay lắt khi lương chỉ 3 triệu đồng
DoTrinh
Chia sẻ bài viết của bạn về khó khăn, giải pháp doanh nghiệp tại đây.