Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Di tích này hiện lưu giữ nhiều hiện vật cổ giá trị, trong đó nổi bật là cặp long sàng bằng đá (hay còn gọi là sập đá), được công nhận bảo vật quốc gia vào cuối năm 2017.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Di tích này hiện lưu giữ nhiều hiện vật cổ giá trị, trong đó nổi bật là cặp long sàng bằng đá (hay còn gọi là sập đá), được công nhận bảo vật quốc gia vào cuối năm 2017.
Long sàng trước nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có từ đầu thế kỷ 17, do triều đình Lê - Trịnh chế tác làm đồ tế khí dâng tại đền thờ.
Long sàng trước nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có từ đầu thế kỷ 17, do triều đình Lê - Trịnh chế tác làm đồ tế khí dâng tại đền thờ.
Chiếc sập đá cổ được chế tác từ một tảng đá xanh nguyên khối, hình hộp chữ nhật, nặng khoảng 1,5 tấn (rộng 127 cm, dài 187 cm). Chân đế hơi xoải tạo dáng quỳ vững chãi.
Giữa long sàng trang trí hình rồng cuộn mang đầy đủ nét đặc trưng của rồng thời Lê - Trịnh. Thân rồng uốn kiểu yên ngựa, đầu to, bờm lớn ngược ra phía sau, miệng há to ngậm viên ngọc châu, răng nanh sắc nhọn, sừng hai chạc, đuôi rồng vuốt về phía sau uy nghi.
Theo các nhà sử học, trong không gian thờ cúng của người Việt thường xuất hiện nhiều sập đá với bề mặt trơn, phẳng, duy nhất cặp sập đá trước nghi môn ngoại và trước bái đường đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng trang trí hoa văn rồng cuộn trên bề mặt, thể hiện sự uy quyền của bậc đế vương.
Chiếc sập đá cổ được chế tác từ một tảng đá xanh nguyên khối, hình hộp chữ nhật, nặng khoảng 1,5 tấn (rộng 127 cm, dài 187 cm). Chân đế hơi xoải tạo dáng quỳ vững chãi.
Giữa long sàng trang trí hình rồng cuộn mang đầy đủ nét đặc trưng của rồng thời Lê - Trịnh. Thân rồng uốn kiểu yên ngựa, đầu to, bờm lớn ngược ra phía sau, miệng há to ngậm viên ngọc châu, răng nanh sắc nhọn, sừng hai chạc, đuôi rồng vuốt về phía sau uy nghi.
Theo các nhà sử học, trong không gian thờ cúng của người Việt thường xuất hiện nhiều sập đá với bề mặt trơn, phẳng, duy nhất cặp sập đá trước nghi môn ngoại và trước bái đường đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng trang trí hoa văn rồng cuộn trên bề mặt, thể hiện sự uy quyền của bậc đế vương.
Chiếc long sàng thứ hai ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng cũng có tuổi đời trên 300 năm, được đặt ở vị trí trang trọng trên sân chầu của ngôi đền cổ, sát bậc thềm tòa bái đường.
Chiếc long sàng thứ hai ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng cũng có tuổi đời trên 300 năm, được đặt ở vị trí trang trọng trên sân chầu của ngôi đền cổ, sát bậc thềm tòa bái đường.
Long sàng này cũng được tạc dựng từ đá nguyên khối hình hộp chữ nhật, nặng khoảng 2 tấn (dày 18 cm, dài 188 cm, rộng 138 cm). Chính giữa bề mặt long sàng được chạm khắc hình rồng có dáng khoanh tròn trên mặt sập, đầu hướng về phía đông, nhìn lên đỉnh núi Mã Yên.
Long sàng này cũng được tạc dựng từ đá nguyên khối hình hộp chữ nhật, nặng khoảng 2 tấn (dày 18 cm, dài 188 cm, rộng 138 cm). Chính giữa bề mặt long sàng được chạm khắc hình rồng có dáng khoanh tròn trên mặt sập, đầu hướng về phía đông, nhìn lên đỉnh núi Mã Yên.
Tương tự long sàng trước nghi môn ngoại, điểm nhấn đặc biệt ở chi tiết chạm khắc rồng là ba trong bốn chi được điêu khắc nhân hóa mang hình dáng cánh tay và bàn tay con người.
Ở chi trước, một bàn tay giữ sừng rồng, một bàn tay nắm chặt bờm rồng. Ở hai chi sau, một chi vẫn giữ kiểu móng vuốt chim ưng truyền thống, còn một chi xòe ra như bàn tay sáu ngón đang nắm giữ thân rồng. Mình rồng vặn xoắn, bụng ngửa lên trời, cổ không rõ ràng mà bị râu và bờm che khuất.
Được tạo thế khoanh mình kết hợp với những họa tiết khác thường, nhưng hình ảnh rồng cuộn trên mặt long sàng vẫn thể hiện được sự uy nghi, hùng dũng và mở ra nhiều liên tưởng nghệ thuật độc đáo.
Xung quanh mặt long sàng được chạm khắc diềm trang trí với những hoa văn tỉa tót cầu kỳ, không theo quy tắc đối xứng. Ở đoạn giữa đường diềm là hai con tôm đang đối đầu nhau, càng gọng giơ lên mạnh mẽ, được chạm khắc tinh xảo đến từng sợi râu. Phía bên trái là hình một con chim đang rỉa cánh, tiếp đến là chồn và chuột. Con chồn đi trước cổ rụt, đầu ngẩng cao hướng về phía con chim. Con chuột đi sau đầu vươn dài, cúi thấp sát đất. Phía bên phải là hình ảnh hai con cá mình đầy đặn, dáng khoẻ mạnh, con phía trước thân thon dài, đầu vươn cao, đang vẫy đuôi, miệng đớp tôm…
Tương tự long sàng trước nghi môn ngoại, điểm nhấn đặc biệt ở chi tiết chạm khắc rồng là ba trong bốn chi được điêu khắc nhân hóa mang hình dáng cánh tay và bàn tay con người.
Ở chi trước, một bàn tay giữ sừng rồng, một bàn tay nắm chặt bờm rồng. Ở hai chi sau, một chi vẫn giữ kiểu móng vuốt chim ưng truyền thống, còn một chi xòe ra như bàn tay sáu ngón đang nắm giữ thân rồng. Mình rồng vặn xoắn, bụng ngửa lên trời, cổ không rõ ràng mà bị râu và bờm che khuất.
Được tạo thế khoanh mình kết hợp với những họa tiết khác thường, nhưng hình ảnh rồng cuộn trên mặt long sàng vẫn thể hiện được sự uy nghi, hùng dũng và mở ra nhiều liên tưởng nghệ thuật độc đáo.
Xung quanh mặt long sàng được chạm khắc diềm trang trí với những hoa văn tỉa tót cầu kỳ, không theo quy tắc đối xứng. Ở đoạn giữa đường diềm là hai con tôm đang đối đầu nhau, càng gọng giơ lên mạnh mẽ, được chạm khắc tinh xảo đến từng sợi râu. Phía bên trái là hình một con chim đang rỉa cánh, tiếp đến là chồn và chuột. Con chồn đi trước cổ rụt, đầu ngẩng cao hướng về phía con chim. Con chuột đi sau đầu vươn dài, cúi thấp sát đất. Phía bên phải là hình ảnh hai con cá mình đầy đặn, dáng khoẻ mạnh, con phía trước thân thon dài, đầu vươn cao, đang vẫy đuôi, miệng đớp tôm…
Các nhà nghiên cứu đánh giá sự xuất hiện của những con vật bình thường trên sập rồng - đồ tế khí trang trọng ở nơi tôn nghiêm, biểu trưng cho vương quyền tối thượng là một sự hy hữu, độc nhất vô nhị trong nghệ thuật tạo hình của người Việt xưa nay. Điều này cũng cho thấy quan niệm "bình dân hóa" về sự gắn kết không thể tách rời giữa các thành tố trong vũ trụ như trời và đất; nhà vua và muôn dân, giữa những điều cao quý và bình dị.
Các nhà nghiên cứu đánh giá sự xuất hiện của những con vật bình thường trên sập rồng - đồ tế khí trang trọng ở nơi tôn nghiêm, biểu trưng cho vương quyền tối thượng là một sự hy hữu, độc nhất vô nhị trong nghệ thuật tạo hình của người Việt xưa nay. Điều này cũng cho thấy quan niệm "bình dân hóa" về sự gắn kết không thể tách rời giữa các thành tố trong vũ trụ như trời và đất; nhà vua và muôn dân, giữa những điều cao quý và bình dị.
Phần chân đế gồm chín khối đá, có kích thước không đều nhau, vuốt tròn đều, thu lại về phía trên, tạo thế vững chãi đỡ mặt long sàng. Chân đế long sàng này không tạo dáng hình chân sập như sập đá ở nghi môn ngoại.
Qua thời gian và chiến tranh bom đạn, bộ đôi long sàng ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng vẫn còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Phần chân đế gồm chín khối đá, có kích thước không đều nhau, vuốt tròn đều, thu lại về phía trên, tạo thế vững chãi đỡ mặt long sàng. Chân đế long sàng này không tạo dáng hình chân sập như sập đá ở nghi môn ngoại.
Qua thời gian và chiến tranh bom đạn, bộ đôi long sàng ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng vẫn còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Cặp long sàng mỗi ngày thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế cũng như các nhà nghiên cứu đến tham quan, khám phá.
Các nhà khoa học đánh giá, cặp long sàng trước nghi môn ngoại và trước bái đường trong khuôn viên đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc của người Việt. Hiện vật có giá trị lớn về lịch sử văn hóa, thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc và giao thoa văn hóa Việt Nam với Trung Hoa và Ấn Độ.
Cách thức trang trí không giống bất kỳ long sàng nào ở Việt Nam từ trước đến nay, cho thấy óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân điêu khắc đá thế kỷ 17, dày công tạo tác một bức tranh trên đá với ý nghĩa sâu xa, ẩn chứa nhiều thông điệp.
Cặp long sàng mỗi ngày thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế cũng như các nhà nghiên cứu đến tham quan, khám phá.
Các nhà khoa học đánh giá, cặp long sàng trước nghi môn ngoại và trước bái đường trong khuôn viên đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc của người Việt. Hiện vật có giá trị lớn về lịch sử văn hóa, thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc và giao thoa văn hóa Việt Nam với Trung Hoa và Ấn Độ.
Cách thức trang trí không giống bất kỳ long sàng nào ở Việt Nam từ trước đến nay, cho thấy óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân điêu khắc đá thế kỷ 17, dày công tạo tác một bức tranh trên đá với ý nghĩa sâu xa, ẩn chứa nhiều thông điệp.
Ngoài cặp bảo vật long sàng, đền vua Đinh Tiên Hoàng còn lưu giữ nhiều kiến trúc, điêu khắc gỗ quý giá.
Ngoài cặp bảo vật long sàng, đền vua Đinh Tiên Hoàng còn lưu giữ nhiều kiến trúc, điêu khắc gỗ quý giá.
Cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng không xa, thuộc di tích Cố đô Hoa Lư - đền thờ vua Lê Đại Hành cũng có cặp long sàng cổ song được chế tác đơn giản, không có các hoa văn hình rồng hay trang trí tinh xảo bằng. Hai hiện vật này chưa được công nhận là bảo vật quốc gia.
Cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng không xa, thuộc di tích Cố đô Hoa Lư - đền thờ vua Lê Đại Hành cũng có cặp long sàng cổ song được chế tác đơn giản, không có các hoa văn hình rồng hay trang trí tinh xảo bằng. Hai hiện vật này chưa được công nhận là bảo vật quốc gia.
Cổng chính dẫn vào khu di tích Cố đô Hoa Lư.
Hoa Lư cách Hà Nội khoảng 90 km, là kinh đô nhà nước Đại Cồ Việt trong 42 năm (968-1010) dưới hai thời Đinh và Tiền Lê. Bên cạnh đó, vùng đất này cũng gắn với sự ra đời của triều Lý trước khi Lý Công Uẩn dời đô đến thành Đại La, Hà Nội.
Cổng chính dẫn vào khu di tích Cố đô Hoa Lư.
Hoa Lư cách Hà Nội khoảng 90 km, là kinh đô nhà nước Đại Cồ Việt trong 42 năm (968-1010) dưới hai thời Đinh và Tiền Lê. Bên cạnh đó, vùng đất này cũng gắn với sự ra đời của triều Lý trước khi Lý Công Uẩn dời đô đến thành Đại La, Hà Nội.
Lê Hoàng
Lê Hoàng