Sau bài viết Cao tốc TP HCM - Long Thành khuyến cáo ôtô đi đường khác để tránh ùn ứ, VnExpress nhận được nhiều bình luận của độc giả:
Ùn ứ do tầm nhìn quy hoạch ngắn?
Nhiều độc giả cho rằng cao tốc TP HCM- Long Thành ùn tắc sau 3 năm hoạt động là do quy hoạch xây dựng có tầm nhìn ngắn:
"Đọc mà không tin vào mắt mình. Cao tốc vừa làm xong chưa được bao lâu đã quá tải. Ôi, thế tầm nhìn quy hoạch nằm ở đâu?" độc giả có nick Moon Autumn bình luận.
Độc giả có nick Novak Djokovic: "Tôi chẳng hiểu các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm việc kiểu gì mà đường cao tốc xây vài năm đã lỗi thời, không có tầm nhìn quy hoạch được 20 năm sao?".
(Xem thêm: Ôtô nối đuôi hàng km trên cao tốc vì 2 xe container chạy song song)
Cần mở rộng lối ra cao tốc
Tuy nhiên nhiều độc giả khác cho rằng ùn ứ trên cao tốc không phải do lỗi quy hoạch:
"Theo tôi kẹt xe là tất yếu nhưng nó là sự đánh đổi. Đơn giản người ta không thể đầu tư một đoạn đường rộng mà 5/7 ngày trong tuần là "dư" đường, tức là lượng xe lưu thông ít. Và chỉ để đi hai ngày cuối tuần. Ở đây, quá tải thường diễn ra cuối tuần, hay các ngày nghỉ lễ. Vậy cho nên một số người kết luận tầm nhìn ngắn thì chưa xác đáng lắm. Cho nên vấn đề là cần giải quyết nhanh các điểm tắt vào những ngày cao điểm" - độc giả Thành Đạt.
Độc giả Thanh Hoang cho biết: "Tôi đã từng bị kẹt trên cao tốc này, nhưng đa phần là ở những chỗ có lối ra, xe ra không nhanh được thì bị kẹt lại trên cao tốc thôi, nhiều nước cao tốc cũng chỉ hai làn như Việt Nam nhưng hành lang lối ra rất rộng và đường nhánh tiếp nối cao tốc cũng thông thoáng nên không bị kẹt xe, đường cao tốc TP HCM- Long Thành này dù có mở rộng thêm làn vẫn kẹt như thường".
(Xem thêm: Container ép xe khách 'đứng bánh' trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây)
Phạt nặng xe chạy chậm, không cho xe khác vượt
Trong khi đó, bạn đọc có nick Dạngy76 nói rằng cảnh sát cần xử lý cứng rắn với nhiều trường hợp xe tải, xe container chạy chậm trên cao tốc này: "Ai đi đường này thường thấy xe tải hoặc xe container chạy chậm khoảng 60km/h nhưng chạy song song nhau không cho xe khác vượt, nhưng đến cuối cao tốc chẳng thấy cơ quan quản lý có động thái gì với những xe này".
Đồng quan điểm trên, độc giả có nick LTD đề xuất: "Để hạn chế nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông cần cấm xe tải, container di chuyển trong giờ cao điểm. Tôi thấy đa số các tài xế loại xe này khi di chuyển trên cao tốc rất chậm, chạy song song hai làn đường và thường không nhường đường cho xe khác muốn vượt".
Độc giả Ly Kim Long: "Ở nước ngoài họ thiết kế đường cao tốc: càng gần trung tâm thành phố thì tăng số làn đường lên, ví dụ cách trung tâm 40km thì 2 làn, cách 25km thì 4 làn, cách trung tâm 10km thì 6-8 làn đường. Ở đây làm như nhau hết thì hỏi sao không quá tải khi càng gần trung tâm thành phố thì lượng xe càng đông lên".
(Xem thêm: Tai nạn do khói mù trên cao tốc TP HCM-Long Thành, lỗi tại ai?)
Nhiều độc giả đề xuất giải pháp tạm thời để hạn chế ùn ứ:
"Nhà đầu tư nên có bảng thông báo ở đầu đường dẫn, cập nhật thường xuyên tình trạng của đường cao tốc để tài xế lựa chọn. Thậm chí xây dựng điểm chờ hoặc quay đầu để điều tiết lượng xe trên cao tốc. Tránh lập lờ để vô tư thu phí "cao tốc" nhưng chất lượng dịch vụ là "thấp tốc" hoặc phải "miễn phí" khi để xảy ra kẹt xe" độc giả Nguyễn Chí Thanh đề xuất.
Độc giả John Nguyen đề xuất:
"Cách 1 : cấm ôtô tải.
Cách 2: phạt xe chạy chậm hơn 60km/h .
Cách 3 : xả trạm thu phí ngay lập tức khi kẹt.
Cách 4 : Mở rộng đoạn Long Thành- TP HCM".
Trong khi đó, độc giả có nick viethuy05 đặt câu hỏi: "Chưa có sân bay Long Thành đã cần hạn chế xe. Vậy khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động không biết thế nào? Lại thêm bài toán nữa đấy".
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.